Để Tết Trung Thu trọn vẹn hãy nói không với đồ chơi bạo lực
Những hậu quả khó lường khi cho con sử dụng đồ chơi bạo lực
Đã có rất nhiều hiểm họa từ đồ chơi bạo lực xảy ra từ các năm trước, như năm 2013, dư luận từng xôn xao về thứ đồ chơi bom thối dễ phát nổ. Đến năm 2014, đồ chơi quả cầu gai, búp bê đầu trái cây từng gây xôn xao bởi chứa chất gây ung thư, phá hủy hormon.
Từ năm 2015 đến nay, đồ chơi súng bắn bi, bắn đạn nhựa, đao... là mốt và có xu hướng tồn tại lâu dài. Còn Trung Thu năm nay, thị trường đồ chơi đang khá đa dạng và không thiếu những món đồ chơi mang xu hướng bạo lực.
Nhiều bậc phụ huynh không lường trước được hậu quả của việc thoải mái cho con sử dụng đồ chơi bạo lực vì cho rằng: “Con trai thì phải chơi những đồ chơi bạo lực để thể hiện sự mạnh mẽ, bản lĩnh nên không có gì phải ngăn cấm". Thực tế, các em chơi những đồ chơi mang tính sát thương cao sẽ nguy hiểm đến các bạn cùng chơi. Không chỉ vậy, các món đồ chơi này còn ảnh hưởng đến nhận thức của các em về thế giới quan xung quanh, ảo tưởng về sức mạnh bản thân. Về lâu dài sẽ nguy hại đến việc hình thành nhân cách.
Tiếp xúc với đồ chơi bạo lực khiến trẻ bị lệch lạc về quan điểm sống, về hành vi, ứng xử giao tiếp
Theo Tiến sĩ Trần Thu Hương, Khoa Tâm lý học – Trường Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn, trẻ nhỏ rất cần không gian, đồ chơi để vui chơi giải trí. Hoạt động vui chơi sẽ giúp trẻ trải nghiệm thêm về cuộc sống, tăng tính năng động, sáng tạo.
Do vậy, nếu để trẻ tiếp xúc và chơi những sản phẩm đồ chơi mang tính bạo lực, không đảm bảo về tiêu chuẩn, kỹ thuật, độ an toàn thì rất dễ khiến trẻ bị lệch lạc về quan điểm sống, về hành vi, ứng xử giao tiếp, cũng như khó tránh khỏi việc bị ảnh hưởng tới sức khỏe.
Nghị định 59/NĐ-CP của Chính phủ quy định chi tiết Luật Thương mại về hàng hóa, dịch vụ cấm, hạn chế kinh doanh và kinh doanh có điều kiện, nêu rõ: “Đồ chơi nguy hiểm, đồ chơi có hại tới giáo dục nhân cách và sức khỏe của trẻ em hoặc tới an ninh, trật tự, an toàn xã hội (bao gồm các chương trình trò chơi điện tử) thuộc danh mục hàng hóa bị cấm kinh doanh.
Còn theo Nghị định 167/2013/NĐ-CP của Chính phủ, cá nhân, tổ chức sản xuất có thể bị phạt hành chính từ 500.000 đến 1.000.000 đồng; ngoài ra, có thể bị phạt bổ sung. Cá nhân, tổ chức cho trẻ em chơi những loại đồ chơi nguy hiểm có thể bị phạt tiền từ 500.000 đến 1.000.000 đồng”.
Hiện nay, cơ quan chức năng đã nhiều lần tịch thu và bắt giữ nhiều chuyến hàng lậu chở đồ chơi bạo lực cho trẻ em. Nhưng trên thị trường vẫn bày bán tràn lan. Vì vậy, để bảo vệ con mình, các bậc phụ huynh cần định hướng đúng nhận thức cho các em, thường xuyên quan tâm và chỉ dạy trể tham gia những trò chơi lành mạnh, để các em có thể phát triển tự nhiên và tốt nhất.
Nguồn: Gia đình Việt Nam
- Cách làm bánh trung thu dẻo nhân trà xanh thơm ngon đón rằm
- Cách sắm lễ cúng rằm Trung thu
- Thứ nước thần kì giúp bạn ăn bao nhiêu bánh trung thu cũng không sợ béo
- Trung thu 2018: Bánh trung thu handmade có thực sự an toàn?
- Người dân các nước châu Á làm gì trong Tết Trung thu?
- Những lời chúc Tết Trung thu đáng yêu, ý nghĩa nhất dành cho bé và người thân
- Con không hợp sữa công thức và 5 dấu hiệu khiến 97% mẹ luôn trăn trở
- Chớm hè dùng điều hòa chút xíu, tiền điện đã tăng gấp đôi gấp 3: Chắc chắn phạm 1 trong 4 sai lầm này
- Những lý do bất ngờ trẻ mắc cao huyết áp, cha mẹ đọc xong cần điều chỉnh chế độ ăn uống cho con ngay
- Thực hư hiệu quả của miếng dán hạ sốt mà nhiều người vẫn “tin sái cổ”
- Thực đơn cơm nhà 4 món chưa tới 100.000 đồng, rất thích hợp cho ngày mát trời
- 10 kiểu tóc uốn layer phù hợp với mọi gương mặt chẳng bao giờ lo lỗi mốt
- Bạn trai tung ảnh tình tứ bên H'Hen Niê, vẫn dùng cách quen thuộc để che mặt đối phương
- 4 loại vắc-xin dịch vụ rất cần cho trẻ nhỏ: Cha mẹ nhớ kỹ
- 1Dấu hiệu nhận biết "100%" mẹ bầu mang thai bé trai
- 2Hướng dẫn cách cho trẻ ăn hoa quả theo từng tháng tuổi
- 3Mang thai con đầu lòng thường bao nhiêu tuần thì sinh?
- 4"Chuẩn không cần chỉnh" cách tính sinh trai, gái của cổ học phương Đông
- 511 biểu hiện bất thường ở cơ quan sinh dục bé trai mẹ không được bỏ qua