Để trứng ở cánh cửa tủ lạnh là sai cách mà còn gây hại
Theo Jay Tolley, giám đốc quản lý chất lượng tại FoodTest, việc bảo quản trứng trong tủ lạnh không có lợi thế hơn so với việc giữ chúng ở nhiệt độ phòng ấm hơn.
Mặc dù cánh tủ lạnh luôn làm sẵn giá để cho bạn cất trứng tuy nhiên không nên để trứng ở chỗ này bởi nhiệt độ bình thường làm sinh sôi các vi khuẩn salmonella enteritidi (vi khuẩn này có trong lòng đỏ của trứng).
Mặt khác, cánh cửa tủ lạnh luôn được mở ra thường xuyên vì thế nhiệt độ ở cánh cửa không đều, thay đổi liên tục khiến trứng sẽ rất nhanh hỏng.
Đối với trứng tươi, nếu bên ngoài vỏ trứng còn nguyên lớp màng nhầy thì không cần phải bảo quản ngay vào tủ lạnh.
Đối với những quả trứng bị hỏng hoặc có nghi ngờ nhiễm khuẩn, nếu để ở nhiệt độ thường sẽ làm những quả trứng còn lại bị tình trạng tương tự. Do đó, trong trường hợp này trứng nên được giữ trong tủ lạnh để diệt khuẩn.
Nếu đã cất trứng trong tủ lạnh thì nên để luôn trong tủ, không lấy ra và để ở môi trường ngoài. Vì lúc này, nhiệt độ bên ngoài cao sẽ khiến những hạt nước li ti đọng trên vỏ thấm vào trứng, làm giảm khả năng chống vi khuẩn nên trứng sẽ mau hỏng hơn.
Trứng đã cho ra khỏi tủ lạnh thì dùng trong 2 tiếng, nếu để lâu trứng sẽ hỏng.
Đối với những người thích làm bánh, trứng để ở nhiệt độ phòng chắc chắn tốt hơn trứng đông lạnh. Lý do đó là lòng trắng bị đông lạnh sẽ không thể đánh tan hoặc đánh bông lên được như lòng trắng ở nhiệt độ bình thường. Điều đó sẽ ảnh hưởng nhiều đến độ bông, xốp của bánh.
Bảo quản trứng đúng cách:
Rửa sạch trước khi cất trữ: Trứng mua về nên dùng khăn mềm ướt lau sạch sau đó mới đem cất trữ. Nếu trứng không rửa sạch trước khi bảo quản thì phân gà, vịt còn bám ở ngoài vỏ rất mất vệ sinh, thậm chí có thể gây bệnh.
Đặt trứng đúng hướng: Nhiều người có thói quen để đầu to của trứng xuống dưới, đầu bé lên trên nhưng làm vậy không đúng. Theo kinh nghiệm của nhiều chị em chia sẻ, để trứng tươi lâu, lòng đỏ không bám sát vào vỏ trứng, nên lưu ý lúc nào cũng phải để đầu to của quả trứng phía trên, dựng đứng, không nên để nằm hoặc trở ngược đầu lại. Tốt nhất không cho các quả trứng chạm vào nhau.
Trứng gia cầm không nên để cùng với gừng, hành tây, như vậy trứng sẽ hỏng rất nhanh.
Trứng lưu trữ trong tủ lạnh cũng chỉ nên để từ 3-5 tuần. Bạn có thể bôi lên trứng một lớp dầu thực vật như dầu cải, dầu vừng… trứng có thể để được đến 36 ngày. Cách này thích hợp với nhiệt độ từ 25 – 32oC.
Để đánh giá độ tươi của trứng, bạn đặt nó trong một hũ nước, trứng càng bồng bềnh thì càng ít tươi. Vì sao? Ở đầu nhỏ quả trứng có buồng khí, nó càng nhỏ thì trứng càng tươi.
Cũng có thể biết được trứng có tươi không, bằng cách đập nó ra cho vào chảo: nếu lòng trắng còn bao quanh lòng đỏ là trứng còn tươi. Ngược lại, nếu lòng trắng trải dài ra thì chắc chắn đó là trứng cũ.
Chi Chi (Tổng hợp)
Nguồn: Gia đình Việt Nam
Video được xem nhiều nhất: [mecloud]NxJiE0DvQI[/mecloud]
- Thực đơn cơm nhà 4 món chưa tới 100.000 đồng, rất thích hợp cho ngày mát trời
- 10 kiểu tóc uốn layer phù hợp với mọi gương mặt chẳng bao giờ lo lỗi mốt
- Bạn trai tung ảnh tình tứ bên H'Hen Niê, vẫn dùng cách quen thuộc để che mặt đối phương
- 4 loại vắc-xin dịch vụ rất cần cho trẻ nhỏ: Cha mẹ nhớ kỹ
- 1Dấu hiệu nhận biết "100%" mẹ bầu mang thai bé trai
- 2Hướng dẫn cách cho trẻ ăn hoa quả theo từng tháng tuổi
- 3Mang thai con đầu lòng thường bao nhiêu tuần thì sinh?
- 4"Chuẩn không cần chỉnh" cách tính sinh trai, gái của cổ học phương Đông
- 511 biểu hiện bất thường ở cơ quan sinh dục bé trai mẹ không được bỏ qua