Đi lễ chùa đầu năm, bẻ lộc có đem lại vận may?
Phong tục đi lễ chùa đầu năm là một nét văn hóa tốt đẹp của người Việt Nam với ý nguyện hướng về cội nguồn, hướng về tâm linh với mong muốn ngày đầu năm đi lễ cầu phúc, cầu tài, cầu lộc, cầu bình an cho cả gia đình cả năm thuận buồm xuôi gió, mọi việc hanh thông. Nhiều tín đồ phật tử, nhân dân những người có tín ngưỡng tôn giáo đều tới các địa điểm tâm linh như chùa, đền, miếu để hành hương, lễ bái, nguyện cầu. Tuy nhiên, nhiều người dân đang có những quan niệm sai lầm khi đi lễ chùa đầu năm.
Thầy Thích Trí Thịnh đã có những chia sẻ về việc đi lễ chùa đầu năm của người dân.
Thầy Thích Trí Thịnh, Phó Ban Trị sự phật giáo tỉnh Hòa Bình, trụ trì chùa Kim Sơn Lạc Hồng chia sẻ, mỗi người đến địa điểm tâm linh với mục đích khác nhau nhưng đều chung mong muốn sự bình an, mạnh khỏe, nguyện cầu cho một năm mọi sự tốt lành đến với gia đình bản thân.
Nhiều bạn trẻ nhân ngày này hành hương về chốn tâm linh để hướng về cội nguồn. Tuy nhiên, nhiều phật tử có hành động không được đẹp như xin lộc đầu năm bằng cách bẻ cành cây, nhét tiền lẻ vào tượng phật ở chùa. Đó là những quan niệm sai lầm.
“Bất cứ ai thành tâm có nén nhang, giọt dàu dâng cúng tam bảo với các hình thức khác nhau. Khi đi lễ, phật tử có tiền lẻ muốn dâng cúng công đức, có nén nhang, giọt dầu với chùa mà nhét vào tay phật nó làm xấu đi hình ảnh nhà chùa và làm như thế là chưa đúng. Phật tử nên bỏ tiền vào hòm công đức hoặc ghi sổ công đức. Tâm xuất phật biết không cứ phải đưa lên ban cúng hoặc nhét vào tay tượng phật như vậy”, thầy Thích Trí Thịnh nói.
Vị trụ trì chùa Kim Sơn Lạc Hồng phân tích, trên thực tế, đồng tiền lưu thông không được thanh tịnh, không sạch sẽ. Nếu có các hành động như trên vừa phản cảm vừa khiến cho người có lòng tham khởi sinh tâm không tốt như trộm cắp, lấy tiền gây tội cho người khác. Nếu người dân, phật tử nhét tiền vào tay phật như vậy cũng vô tình tạo tội cho người ta.
Trước những việc đi lễ chùa đầu năm còn nhiều điều chưa đúng, thầy Thích Trí Thịnh cho hay, đến chùa, đền…với cái tâm nên thành tâm và nếu có lòng cúng thì nên công đức bằng cách ghi ở bàn hay bỏ hòm công đứ hoặc có hương hoa, oản quả lễ thánh, lễ phật để cầu một năm an lành.
"Một điểm cần lưu ý nữa là lên chùa, đến các nơi tâm linh cầu bình an chứ không phải đến những nơi này để bẻ cây, bẻ cành mang về nhà như thế mới có lộc. Quan niệm như thế là sai. Các cành cây trong khuôn viên chùa nếu bị ngắt bẻ cành mang về nhà đã thành héo. Việc này cũng ảnh hưởng đến cảnh quan sinh thái, môi trường của chùa chiền nơi tôn nghiêm.
Quan trọng nhất là đến chùa để cầu bình an, sức khỏe đó mới là chính tâm chứ không phải đến chùa, nơi tâm linh hái được cái gì, lấy được gì mang về mới là có lộc", thầy Thích Trí Thịnh khẳng định.
Nguồn: Gia đình Việt Nam
- 14 điều người Việt thường kiêng kỵ trong ngày đầu năm mới
- Siêu mẫu Hà Anh khoe mang bầu 3 tháng trong ngày đầu năm mới
- 5 mục tiêu sức khỏe bạn nên đặt ra đầu năm mới
- Phát biểu của phụ huynh về lạm thu đầu năm gây 'bão' mạng
- Bật xi nhan nhưng không rẽ, xi nhan nhầm hướng có bị phạt không?
- 12 trường hợp dù đi đúng tuyến vẫn không được hưởng BHYT, 5 trường hợp trái tuyến lại được chi trả 100%
- Ngành học "khó nhằn" nhưng không sợ thất nghiệp: Lương có thể tới 40 triệu đồng/tháng
- Năm học 2022-2023: Học phí tại Hà Nội có thể tăng gấp đôi
- Thực đơn cơm nhà 4 món chưa tới 100.000 đồng, rất thích hợp cho ngày mát trời
- 10 kiểu tóc uốn layer phù hợp với mọi gương mặt chẳng bao giờ lo lỗi mốt
- Bạn trai tung ảnh tình tứ bên H'Hen Niê, vẫn dùng cách quen thuộc để che mặt đối phương
- 4 loại vắc-xin dịch vụ rất cần cho trẻ nhỏ: Cha mẹ nhớ kỹ
- 1Dấu hiệu nhận biết "100%" mẹ bầu mang thai bé trai
- 2Hướng dẫn cách cho trẻ ăn hoa quả theo từng tháng tuổi
- 3Mang thai con đầu lòng thường bao nhiêu tuần thì sinh?
- 4"Chuẩn không cần chỉnh" cách tính sinh trai, gái của cổ học phương Đông
- 511 biểu hiện bất thường ở cơ quan sinh dục bé trai mẹ không được bỏ qua