Đi ngủ khi tóc còn ướt nguy hại như thế nào?
Tin liên quan
Theo Health Sina, Tuyền Tử 22 tuổi ở Trùng Khánh (Trung Quốc), sau khi gội đầu liền đi ngủ với mái tóc ẩm ướt. Thức dậy, cô vô cùng kinh hãi khi phát hiện khuôn mặt mình bị biến dạng, vùng mặt trái cứng đơ không thể điều khiển. Bác sĩ Trưởng Khoa Hồi sức cấp cứu Hoàng Kiến Bình, Trung tâm Y tế cộng đồng khu Đại Bình, chẩn đoán bệnh nhân bị méo mặt là do để tóc ướt đi ngủ. Trong thời gian ngủ dài, tóc ướt đã kích thích các dây thần kinh sau tai khiến máu không đủ cung cấp lên mặt dẫn đến méo mặt.
Bác sĩ phân tích: Méo mặt là do dây thần kinh mặt bị tê liệt, thường xảy ra khi gặp nóng hoặc lạnh đột ngột. Ban đêm là thời gian cơ thể trong trạng thái thư giãn, sức đề kháng suy giảm. Nếu để tóc ướt suốt nhiều giờ khi ngủ sẽ kích thích lên các dây thần kinh sau tai, gây co giật cục bộ, máu không cung cấp đủ cho các dây thần kinh mặt dẫn đến méo mặt.
Thói quen này không chỉ là mình cô gái Tuyền Tử mà rất nhiều người, thậm chí là các đấng mày râu thích tắm gội rồi đi ngủ nhưng quên làm khô tóc.
Ngoài ra, theo các chuyên gia, việc để tóc ướt đi ngủ còn gây ra nhiều rắc rối:
Bệnh viêm tĩnh mạch da đầu mạn tính
Biểu hiện thường thấy là ngứa ngáy, đau nhức đầu, nặng đầu và mệt mỏi. Người mắc bệnh viêm tĩnh mạch và da đầu mạn tính sẽ có phần da đầu dày và thô hơn mức thường, đồng thời dưới lớp da đầu còn có những cục sưng nhỏ trồi lên. Tình trạng này cực nguy hiểm, cần phải được điều trị kịp thời.
Nấm da đầu
Gối là một nơi lý tưởng cho sự phát triển của các loại nấm và vi khuẩn vì đây là môi trường quy tụ nhiều tế bào da chết và bụi bẩn.
Nếu ngủ với tóc ướt, vô tình, chúng ta tạo môi trường ẩm thấp khiến cho các loại nấm và vi khuẩn sinh sôi nảy nở. Tuy nấm tóc không xuất hiện ngay sau đêm ngủ với mái tóc ướt, nhưng đó là mầm mống cho hàng ngàn vi khuẩn xâm nhập.
Khi bị nấm da đầu, bạn sẽ gặp phải tình trạng da đầu chết dày lên từng lớp, rụng tóc và ngứa ngáy khó chịu.
Đau đầu
Các nhà khoa học tại Úc khuyến cáo rằng, chúng ta không nên đi ngủ khi tóc vẫn còn ướt. Đây là một trong những nguyên nhân gây ra các cơn đau đầu, không những thế còn tạo cảm giác mệt mỏi, nặng nề sau khi thức dậy.
Điều này được giải thích là do phần nước đọng lại trên tóc và da đầu khi đi ngủ sẽ lưu lại lâu hơn, khiến các mạch máu hoạt động chậm lại, làm ảnh hưởng tới vòng tuần hoàn máu và gây nên các cơn đau đầu. Nếu tình trạng này diễn ra thường xuyên, nó sẽ gây nên chứng đau đầu mãn tính.
Tóc ướt dễ gây gãy rụng
Ngoài việc gây ngứa, các vi nấm, vi khuẩn khi phát triển trên tóc và da đầu trong thời gian chúng ta đi ngủ cũng sẽ sẽ gây tổn thương da đầu, nang tóc. Đồng thời, chúng cũng khiến các sợi tóc trở nên kém vững chắc, dễ rụng hơn.
Cảm cúm
Khi gội đầu vào buổi tối, nhất là bằng nước nóng, trong quá trình cơ thể tản nhiệt ra bên ngoài, các mạch máu co lại, lưu lượng máu cục bộ giảm, sức đề kháng bị giảm theo. Vì thế, vi khuẩn hoặc virus sẽ phát triển gây viêm nhiễm đường hô hấp hoặc cảm lạnh.
Vì thế, nếu có thói quen gội đầu buổi tối thì nhớ làm khô tóc rồi mới đi ngủ bạn nhé.
Chi Chi (tổng hợp)
Nguồn: Gia đình Việt Nam
Video hot: [mecloud]n7cn8XNbYj[/mecloud]
- Thực đơn cơm nhà 4 món chưa tới 100.000 đồng, rất thích hợp cho ngày mát trời
- 10 kiểu tóc uốn layer phù hợp với mọi gương mặt chẳng bao giờ lo lỗi mốt
- Bạn trai tung ảnh tình tứ bên H'Hen Niê, vẫn dùng cách quen thuộc để che mặt đối phương
- 4 loại vắc-xin dịch vụ rất cần cho trẻ nhỏ: Cha mẹ nhớ kỹ
- 1Dấu hiệu nhận biết "100%" mẹ bầu mang thai bé trai
- 2Hướng dẫn cách cho trẻ ăn hoa quả theo từng tháng tuổi
- 3Mang thai con đầu lòng thường bao nhiêu tuần thì sinh?
- 4"Chuẩn không cần chỉnh" cách tính sinh trai, gái của cổ học phương Đông
- 511 biểu hiện bất thường ở cơ quan sinh dục bé trai mẹ không được bỏ qua