Dòng sự kiện:

“Điểm mặt” 4 sai lầm khi chế biến thức ăn cho mẹ bầu

21:48 06/11/2015
Mẹ bầu ăn thực phẩm dinh dưỡng chưa chắc đã tốt nếu như không biết chế biến đúng cách.

 

 

 

[mecloud]SRbteN2va1[/mecloud]

Cùng điểm tên một số sai lầm trong việc nấu ăn cho bà bầu:

Trứng gà luộc trong nước trà

Trứng gà là một loại thực phẩm cung cấp nhiều dinh dưỡng tốt cho khả năng ghi nhớ của trẻ sau này.

Trong chế biến, để trứng gà vẫn đảm bảo 100% chất dinh dưỡng, các bà bầu nên ăn món trứng luộc.

Trứng luộc trong nước trà cũng là cách ăn phổ biến, nhưng mẹ bầu không nên ăn trứng luộc theo cách này vì trong nước trà chứa acid, khi kết hợp với nguyên tố sắt trong tế bào gây ra kích thích dạ dày, ảnh hưởng đến chức năng tiêu hóa của mẹ.

Ngao chín tới là ăn được

Nhiều người lo ngại ngao không an toàn cho mẹ bầu, tuy nhiên, nhiều nghiên cứu đã chứng minh ngao không những an toàn mà còn rất giàu dinh dưỡng cần thiết cho phụ nữ mang thai.

Những người khỏe mạnh bình thường thường ăn ngao trần hoặc lẩu ngao, tức là khi con ngao vừa đủ độ chín là có thể ăn vì lúc này chúng rất ngọt. Ngoài ra, theo quan niệm của nhiều người, ngao là loại thực phẩm nước mặn nên rất lành, chỉ cần chín vừa tới là có thể thưởng thức.

Tuy nhiên, nó chỉ an toàn với những người bình thường có hệ tiêu hóa khỏe mạnh còn mẹ bầu thì không nhé. Ngao thường được người dân lấy từ ven biển nên dễ bị ô nhiễm bởi các chất có trong nước biển. Ngao dễ bị nhiễm vi khuẩn Vibrio vulnificus, có thể gây dị ứng cho bà bầu nữa.

Vì thế phụ nữ mang thai chỉ nên ăn ngao khi đã được nấu chín thật kĩ nhé.

[mecloud]lRU8qLOZFN[/mecloud]

Ăn thực phẩm chế biến từ ngô, gạo lức và ăn quá nhiều

Ngô và gạo lức là thực phẩm rất tốt cho mẹ mang bầu. Tuy nhiên, các thực phẩm chế biến từ ngô và gạo lức sẽ không còn nguyên chất dinh dưỡng như ban đầu.

Vì thế, nếu muốn, mẹ nên ăn ngô và gạo lức nguyên hạt sẽ tốt hơn là ăn thực phẩm chế biến từ nó.

Tỉ lệ hợp lý giữa ngô, gạo lức nguyên hạt và thực phẩm chế biến từ ngô, gạo lức là 1 : 4. Nếu không chắc chắn về tỉ lệ thì bà bầu chỉ cần bổ sung 3 – 4 lần/ tuần các loại ngũ cốc nguyên hạt là vừa đủ.

Ăn ngô, khoai lang, gạo lức có lợi cho sức khỏe nhưng ăn quá nhiều cũng có thể gây ảnh hưởng nhất định đến việc hấp thu các chất dinh dưỡng khác vào cơ thể bà bầu. Vì thế, chỉ nên ăn ở mức vừa phải thôi mẹ nhé.

Phải ăn thịt kho mặn

Nhiều người có thói quen ăn thịt kho mặn và vẫn giữ nguyên thói quen này khi mang thai. Tuy nhiên, ăn thịt kho mặn nhiều gây nguy cơ tăng huyết áp ở phụ nữ mang thai, nếu duy trì ăn đồ mặn trong suốt thời kì mang thai và sau khi sinh sẽ dẫn đến hậu quả nghiêm trọng, đó là triệu trứng co giật và có thể truyền sang con.

Vì thế, mẹ nên hạn chế lượng muối khi chế biến thức ăn nhé. Ít nhất là nên kiêng cho tới khi con chào đời khỏe mạnh.

Chi Chi (Tổng hợp)

Nguồn: Gia đình Việt Nam

Video xem nhiều nhất: [mecloud]HSm6c15Uvh[/mecloud]