Điều gì sẽ xảy ra khi bạn ngồi quá lâu?
Theo Mercola, nhiều nghiên cứu đã chỉ ra những người ngồi 13-15 tiếng một ngày, dù có tập thể dục tích cực đến mức nào cũng không thể chống lại tác hại của việc ngồi quá lâu. TS James Levine ở Đại học Arizona (Mỹ) cho biết khi con người ngừng chuyển động trong thời gian dài, cơ thể sẽ bị tê liệt và gia tăng nhiều chứng bệnh. Đặc biệt, ở phụ nữ ngồi hơn 10 tiếng một ngày nguy cơ phát triển bệnh tim mạch gia tăng đáng kể so với những người ngồi ít hơn 5 tiếng. Dưới đây là những tác hại của việc ngồi cả ngày.
Tăng cân
Di chuyển giúp cơ giải phóng các phân tử như lipoprotein lipase - đây là những phân tử giúp tiêu hóa lượng chất béo và đường. Nếu dành hết thời gian trong ngày cho việc ngồi, sự giải phóng phân tử này sẽ ít hơn và nguy cơ mắc hội chứng chuyển hóa là điều đương nhiên. Ngoài ra, một nghiên cứu đã chỉ ra đàn ông dành nhiều thời gian để ngồi, vòng 2 có xu hướng tăng lên rất nhiều. Đây là vị trí dự trữ chất béo lý tưởng nhất.
Xương khớp yếu
Rất nhiều nhân viên văn phòng do thói quen ngồi lâu một chỗ đã mắc phải các tổn thương vùng cổ như đau, mỏi cổ, cổ không linh hoạt, đau vai, thần kinh vai gáy, chuột rút cơ gáy, đau đầu, hoa mắt, chóng mặt... Ngoài ra, ngồi quá lâu trong một thời gian dài còn làm thoái hóa sụn đệm cột sống, chèn ép rễ dây thần kinh, tủy sống hoặc động mạch cột sống, từ đó dẫn đến ra các loại bệnh như đau đốt sống cổ, thoát vị đĩa đệm, thiểu năng tuần hoàn não.
Ảnh hưởng tiêu hóa
Ngồi nhiều, đặc biệt là ngồi ngay sau khi ăn có thể gây sức ép lên dạ dày và sau đó là làm chậm quá trình tiêu hóa. Hơn nữa, cơ thể thiếu vận động sẽ khiến nhu động ruột, dạ dày yếu đi và dịch tiêu hóa bài tiết cũng giảm. Nếu duy trì thói quen này trong thời gian dài, vấn đề tiêu hóa chậm có thể gây ra một số tình trạng như táo bón, ợ nóng, đầy hơi.
Nguy hiểm cho tim
Khi ngồi trên ghế, cơ thể gấp khúc, hông thắt chặt, xương sống gần như cứng lại khiến máu khó lưu thông, từ đó gây ảnh hưởng tới chức năng của tim mạch, thậm chí tăng nguy cơ đông máu. Ngồi nhiều khiến máu lưu thông chậm hơn, dễ làm cho các axit béo gây tắc nghẽn hệ thống tim mạch.
Dễ bị cục máu đông
Việc ngồi quá nhiều và không hoạt động dẫn đến tuần hoàn kém, dễ dẫn đến xuất hiện một cục máu đông (một tình trạng phổ biến xảy ra ở chân), sưng tấy gây nguy hiểm vô cùng.
Nguy cơ tiểu đường
Những người ngồi nhiều có nguy cơ mắc bệnh tiểu đường rất cao. Ngồi nhiều, khả năng đáp ứng với lượng insulin của cơ thể bị ảnh hưởng khiến tuyến tụy càng sản xuất lượng insulin nhiều hơn, từ đó dẫn đến bệnh tiểu đường. Một nghiên cứu cho thấy ngồi hơn 8 giờ một ngày tăng 90% nguy cơ mắc bệnh tiểu đường loại 2.
Ung thư và tử vong
Việc ngồi lâu còn làm tăng nguy cơ mắc một số bệnh ung thư hoặc dẫn đến tử vong. Theo Tạp chí Dịch tễ học (Mỹ), kết quả của một nghiên cứu dựa trên thông tin của 185.000 người trong 14 năm cho thấy, thời gian ngồi liên quan đến tỷ lệ tử vong, không phụ thuộc vào mức độ hoạt động thể chất.
Thanh niên
Nguồn: Gia đình Việt Nam
- Thực đơn cơm nhà 4 món chưa tới 100.000 đồng, rất thích hợp cho ngày mát trời
- 10 kiểu tóc uốn layer phù hợp với mọi gương mặt chẳng bao giờ lo lỗi mốt
- Bạn trai tung ảnh tình tứ bên H'Hen Niê, vẫn dùng cách quen thuộc để che mặt đối phương
- 4 loại vắc-xin dịch vụ rất cần cho trẻ nhỏ: Cha mẹ nhớ kỹ
- 1Dấu hiệu nhận biết "100%" mẹ bầu mang thai bé trai
- 2Hướng dẫn cách cho trẻ ăn hoa quả theo từng tháng tuổi
- 3Mang thai con đầu lòng thường bao nhiêu tuần thì sinh?
- 4"Chuẩn không cần chỉnh" cách tính sinh trai, gái của cổ học phương Đông
- 511 biểu hiện bất thường ở cơ quan sinh dục bé trai mẹ không được bỏ qua