Điều gì xảy ra khi bạn ngồi cả ngày?
Một thực tế là chúng ta đang dành phần lớn thời gian chỉ để ngồi. Một ngày làm việc dài trong văn phòng, tối đến ngồi hàng giờ trước màn hình tivi hay ngồi chơi điện tử trên máy tính. Theo một nghiên cứu, thời gian mà chúng ta dành cho việc ngồi lên tới 15 giờ mỗi ngày và điều này gây ra nhiều nguy cơ với sức khỏe.
Trầm cảm và lo lắng
Bạn càng ngồi làm việc nhiều, nguy cơ bị trầm cảm và lo lắng càng lớn, ngay cả khi bạn tập thể dục thường xuyên. Ngược lại, một nghiên cứu khác cũng cho thấy rằng bạn càng di chuyển nhiều trong ngày thì càng hạnh phúc.
Đau lưng và cổ
Cột sống con người có hình chữ S nhằm chịu các lực tác động. Tuy nhiên, nếu ngồi nhiều trong một khoảng thời gian dài, hình chữ S của cột sống có thể chuyển thành hình chữ C. Khi một người bị lệch vai, còng lưng, cơ bắp, dạ dày sẽ trở nên yếu hơn và khó giữ được hình dạng cơ thể phù hợp.
Ung thư
Ngồi nhiều làm tăng nguy cơ ung thư ruột kết và nội mạc tử cung ngay cả tập thể dục thường xuyên. Nguyên nhân có thể là do viêm, tăng cân và những thay đổi khác. Một đánh giá trên Tạp chí của Viện Ung thư Quốc gia Mỹ cho rằng cứ thêm 2 giờ mỗi ngày ngồi, nguy cơ sẽ tăng lần lượt 8% và 10% đối với ung thư ruột kết và ung thư nội mạc tử cung.
Béo phì
Thừa cân quá mức là một trong những hậu quả lớn nhất của lối sống lười vận động. Khi ngồi lâu một chỗ trong thời gian dài, quá trình trao đổi chất sẽ chậm lại và cơ thể bạn sẽ giảm lượng calo sử dụng, tích trữ quá mức chất béo. Khi làm công việc phải đứng, cơ thể bạn sẽ đốt cháy calo nhiều hơn 35% so với công việc ngồi nhiều tại chỗ.
Xương yếu
Tập thể dục, bao gồm đứng và đi bộ, làm căng thẳng bộ xương của bạn một cách tốt, báo hiệu các tế bào chuyên biệt để thay thế mô xương cũ bằng mô mới. Khi bạn ngồi quá nhiều, cơ thể sẽ thay thế những xương đã mất ít hơn dẫn đến xương yếu và nguy cơ loãng xương cao hơn, đặc biệt là khi bạn già đi.
Cục máu đông
Lối sống ít vận động dẫn đến lưu lượng máu đến chân chậm có thể cùng với mức protein ngăn ngừa cục máu đông thấp hơn, làm tăng nguy cơ cục máu đông. Phụ nữ ngồi hơn 40 giờ mỗi tuần có nguy cơ cục máu đông di chuyển đến phổi cao hơn gấp đôi so với những người ngồi dưới 10 giờ mỗi tuần.
Suy yếu hệ thống tiêu hóa
Tuyến tụy tiết ra lượng insulin cần thiết để biến đổi carbohydrate thành glucose. Tuy nhiên, các tế bào trong các cơ thụ động cần một lượng insulin thấp hơn nhiều, trong khi tuyến tụy lại phóng thích nó với tốc độ bình thường. Điều này gây ra những ảnh hưởng xấu đến hệ tiêu hóa. Lối sống tĩnh tại cũng có thể gây ra các bệnh khó chịu khác như táo bón mãn tính, thậm chí bệnh trĩ.
Lão hóa sớm
Telomeres nằm trên các đầu của nhiễm sắc thể, bảo vệ chúng khỏi những tổn thương. Telomeres ngày càng trở nên ngắn hơn trong quá trình lão hóa. Lối sống ít vận động là làm cho telomeres trở nên ngắn hơn nhanh hơn, đẩy nhanh quá trình lão hóa. Cứ ngồi liên tục trong nhiều giờ sẽ càng làm tuổi thọ của bạn rút ngắn đi.
Để tránh tác hại của việc ngồi nhiều
Đi bộ đường dài thường xuyên hơn; Không ngồi quá nhiều khi di chuyển bằng phương tiện công cộng; Di chuyển đến bàn đồng nghiệp thay vì gọi cho họ bằng điện thoại; Đi bộ trong giờ ăn trưa hoặc ăn ngoài trời; Sử dụng cầu thang bộ thay vì thang máy; Nghỉ giải lao để làm một số việc đơn giản như kéo giãn cơ.
Nguồn: Gia đình Việt Nam
- Giúp mẹ giảm đau lưng trong thời kỳ thai nghén
- Hết đau lưng chỉ sau 7 phút với 8 bài tập yoga đơn giản
- 5 nguyên nhân khiến mẹ bầu thường xuyên bị đau lưng
- Thực đơn cơm nhà 4 món chưa tới 100.000 đồng, rất thích hợp cho ngày mát trời
- 10 kiểu tóc uốn layer phù hợp với mọi gương mặt chẳng bao giờ lo lỗi mốt
- Bạn trai tung ảnh tình tứ bên H'Hen Niê, vẫn dùng cách quen thuộc để che mặt đối phương
- 4 loại vắc-xin dịch vụ rất cần cho trẻ nhỏ: Cha mẹ nhớ kỹ
- 1Dấu hiệu nhận biết "100%" mẹ bầu mang thai bé trai
- 2Hướng dẫn cách cho trẻ ăn hoa quả theo từng tháng tuổi
- 3Mang thai con đầu lòng thường bao nhiêu tuần thì sinh?
- 4"Chuẩn không cần chỉnh" cách tính sinh trai, gái của cổ học phương Đông
- 511 biểu hiện bất thường ở cơ quan sinh dục bé trai mẹ không được bỏ qua