Điều trị và phòng bệnh viêm tai giữa ở trẻ
Khi phát hiện những triệu chứng đầu tiên của bệnh viêm tai giữa ở trẻ, cha mẹ cần có giải pháp khắc phục ngay, tránh để bệnh diễn biến phức tạp và ngày một trầm trọng hơn.
Điều trị viêm tai giữa cho trẻ
-Khi tình trạng viêm tai giữa ở trẻ nặng hơn sẽ xuất hiện các dịch mủ. Lúc này việc quan trọng cần làm là tìm cách giải phóng mủ ra bên ngoài theo một trong các cách sau đây.
Cách 1: Làm thông thoáng vòi tai để mủ chảy từ hòm tai ra mũi họng.
Cách 2: phải tiến hành trích rạch màng nhĩ để dẫn lưu mủ trong tai giữa.
-Còn khi viêm tai giữa mủ đã để lại dịch trở thành viêm tai giữa thanh dịch thì chỉ còn cách là đặt một ống thông ở màng nhĩ mới đảm bảo niêm mạc tai giữa được hoạt động bình thường. Và trường hợp này phải thực hiện kiên trì ít nhất khoảng 6 tháng mới loại bỏ hết dịch mủ ra bên ngoài.
Giữ vệ sinh tai, mũi cho trẻ đúng cách để ngăn ngừa viêm nhiễm tai
-Trẻ bị viêm tai giữa cần được điều trị kịp thời, đúng cách nếu không sẽ làm giảm sức nghe của trẻ và lâu dần sẽ khiến trẻ trở thành nói ngọng.
-Việc điều trị viêm tai giữa cần kết hợp với giữa nội khoa cùng các thủ thuật khác mới mang đến kết quả tốt nhất. Cha mẹ nên sử dụng thuốc kháng sinh giảm viêm, tiêu mủ cùng thuốc kháng sinh nhỏ tai, thuốc chống viêm, tiêu mủ, hạ sốt,...
- Ngoài ra các chuyên gia khuyên rằng để mủ không hình thành trong tai giữa thì cách tốt nhất là điều trị triệt để các viêm nhiễm gây biến chứng như viêm V.A, viêm mũi xoang, viêm amidan,...
Phòng bệnh viêm tai giữa cho trẻ đúng cách
Người xưa thường nói “Phòng bệnh hơn chữa bệnh”. Chính vì vậy ngay từ bây giờ chị em hãy phòng bệnh viêm tai giữa cho trẻ đúng cách bằng những việc làm thiết thực dưới đây.
-Không để trẻ tiếp xúc với trẻ bị bệnh, đặc biệt giữa ấm cho trẻ khi thời tiết chuyển mùa và lúc trời lạnh.
- Hãy đảm bảo trẻ sống trong môi trường trong lành, không khói thuốc và không ô nhiễm môi trường.
- Không nên cai sữa sớm cho bé bởi sữa mẹ có nhiều kháng thể giúp chống lại bệnh tật cực tốt. Thời gian cho trẻ bú ít nhất là 6 tháng.
- Khi trẻ bú bình hãy đảm bảo cho bé ngồi cao và lúc ngủ không cho bé ngậm bình để tránh sữa chảy vào tai.
Rửa tay cho bé bằng xà phòng hoặc dung dịch sát khuẩn
- Đảm bảo trẻ được tiêm phòng đầy đủ.
- Chăm sóc và vệ sinh cho trẻ sạch sẽ. Rửa tay thường xuyên bằng xà phòng hoặc dung dịch sát khuẩn.
- Trước và trong khi chăm sóc trẻ hãy đảm bảo giữ vệ sinh sạch sẽ.
- Dùng tăm bông tẩm muối nước muối sinh lý và vệ sinh tai, mũi cho trẻ. Sau khi vệ sinh xong cần làm khô tai bằng tăm bông sạch.
Nguyễn Nhàn
Nguồn: Gia đình Việt Nam
- Thực đơn cơm nhà 4 món chưa tới 100.000 đồng, rất thích hợp cho ngày mát trời
- 10 kiểu tóc uốn layer phù hợp với mọi gương mặt chẳng bao giờ lo lỗi mốt
- Bạn trai tung ảnh tình tứ bên H'Hen Niê, vẫn dùng cách quen thuộc để che mặt đối phương
- 4 loại vắc-xin dịch vụ rất cần cho trẻ nhỏ: Cha mẹ nhớ kỹ
- 1Dấu hiệu nhận biết "100%" mẹ bầu mang thai bé trai
- 2Hướng dẫn cách cho trẻ ăn hoa quả theo từng tháng tuổi
- 3Mang thai con đầu lòng thường bao nhiêu tuần thì sinh?
- 4"Chuẩn không cần chỉnh" cách tính sinh trai, gái của cổ học phương Đông
- 511 biểu hiện bất thường ở cơ quan sinh dục bé trai mẹ không được bỏ qua