Đỏ mặt khi uống rượu, bia nguy hiểm tới mức nào?
Cho hỏi, biểu hiện này của tôi có cho thấy tôi đang mắc bệnh gì không? Tôi xin cảm ơn.
-------------------
Chào bạn,
Nhiều người cho rằng, những người uống rượu, bia mà đỏ mặt thì sẽ say nhanh hơn và dường như người châu Á thì càng dễ bị đỏ mặt hơn người châu Âu.
Theo Tiến sĩ, nhà hóa sinh học Kenneth Warren thuộc Viện quốc gia về chống lạm dụng rượu và nghiện rượu (NIAAA) cho biết: không phải bất cứ ai cũng vướng phải hội chứng đỏ mặt khi uống rượu bia.
Tuy nhiên, hội chứng này ảnh hưởng tới 50% người châu Á, phần nhiều ở các nước Đông Á như Hàn Quốc, Việt Nam, Trung Quốc, Nhật Bản... còn với người châu Âu, tỉ lệ mắc hội chứng này không cao.
Hội chứng này xuất hiện bởi sự thiếu hụt một enzym có tên gọi là ALDH2 - có tác dụng hạn chế sự gia tăng của hoạt chất acetaldehyde trong máu. Theo đó, Enzym ALDH2 sẽ có tác dụng giúp các hoạt chất acetaldehyde chuyển hóa thành acetate (thành phần cơ bản của giấm).
Nếu acetaldehyde tích tụ trong máu sẽ khiến cơ thể nóng bừng, đỏ mặt, nôn mửa và tim đập nhanh ở một số người. Ngoài ra, acetaldehyde cũng là thủ phạm gây ra những cơn nhức đầu vào buổi sáng sau mỗi trận “chè chén”.
Không những thế, mỗi người có mức độ phản ứng đối với nồng độ cồn trong máu khác nhau. Nồng độ cồn cao sẽ làm mao mạch giãn trên toàn cơ thể.
Lúc này, ở người có ngưỡng đáp ứng thấp, những nơi tập trung mao mạch dễ thấy như mắt và các vùng da mỏng như mặt, cổ, lưng, mắt… dễ bị đỏ lên rất rõ.
Ảnh minh họa.
Những người thường bị đỏ mặt sau khi uống rượu bia có thể có nguy cơ mắc một số bệnh sau:
Bệnh cao huyết áp
Theo nhóm chuyên gia Hàn Quốc thuộc Đại học Quốc gia Chungnam phát hiện những người hay đỏ mặt uống hơn 4 ly rượu/tuần có nguy cơ bị cao huyết áp gấp đôi so với nhóm không uống rượu, trong khi nguy cơ này ở nhóm không bị đỏ mặt chỉ xuất hiện khi họ tiêu thụ nhiều hơn 8 ly/tuần.
Mặc dù không rõ cụ thể nguyên nhân vì sao nguy cơ phát triển bệnh cao huyết áp liên quan đến phản ứng cơ thể với thức uống có cồn, nhưng theo lý giải các nhà nghiên cứu có thể do sự tích tụ Acetaldehyd - hoạt chất mang độc tính do rượu sản sinh khi bị phân hủy ở gan. Tác hại của Acetaldehyd là có thể làm giãn mạch máu dưới da, làm giảm lưu lượng máu đến các cơ quan trung ương, do đó, cơ thể cố gắng "bù đắp" lượng máu thiếu hụt này bằng cách tiết ra các nội tiết tố, dẫn đến tăng huyết áp.
Ung thư
Các nhà khoa học thuộc Viện quốc gia về Nghiện rượu và Lạm dụng đồ uống có cồn (NIAAA) của Mỹ đã cảnh báo hiện tượng đỏ mặt khi uống rượu, bia. Đây là dấu hiệu của nguy cơ ung thư thực quản.
Điều này được lý giải như sau: Rượu chứa chất ethanol. Khi vào cơ thể, tại gan, enzym ADH sẽ chuyển hóa ethanol thành acetaldehyde. Sau đó, enzym ALDH2 tiếp tục chuyển hóa acetaldehyde thành acetate. Trong 3 hoạt chất ethanol, acetaldehyde và acetate thì acetaldehyde được xem là độc hại nhất, vì nó có khả năng làm đột biến DNA và gây ra các bệnh ung thư. Mức độ độc hại của ethanol thường thấp còn acetate thì tương đối vô hại.
Những người có phản ứng đỏ mặt khi uống rượu là do trong cơ thể có sự thiếu hụt di truyền enzym chuyển hóa rượu ALDH2, do đó dẫn đến sự tích tụ các chất acetaldehyde độc hại. Khi acetaldehyde tích tụ trong máu sẽ gây ra tình trạng nóng bừng, đỏ mặt, ói mửa, nhịp tim đập nhanh.
Theo các nghiên cứu, nếu một người bị khiếm khuyết enzym chuyển hóa rượu ALDH2 nói trên uống 2 cốc bia mỗi ngày thì sẽ có nguy cơ bị ung thư thực quản cao gấp 10 lần so với những người có thể chuyển hóa được chất cồn.
Bệnh gan
Gan là bộ phận bị tác động nhiều nhất bởi bia rượu. Càng uống nhiều rượu và uống lâu dài thì càng có nguy cơ gia tăng tỷ lệ mắc bệnh gan.
Việc đỏ mặt sau khi uống rượu, bia được xem là triệu chứng cơ thể nhạy cảm cao với rượu, khó có thể tiếp tục dung nạp rượu. Như trên đã nói, do thiếu hụt di truyền enzym chuyển hóa rượu ALDH2 mà acetaldehyde không thể phân hủy hoàn toàn tại gan. Sự tích tụ hóa chất acetaldehyde lâu ngày sẽ gây nên các bệnh về gan. Theo đó, những người bị đỏ mặt khi uống rượu, bia sẽ có nguy cơ mắc các bệnh về gan cao hơn so với những người không bị đỏ mặt.
Những căn bệnh về gan dễ gặp nhất là gan nhiễm mỡ, viêm gan, xơ gan... Trong đó, riêng đối với bệnh xơ gan, một số biến chứng như phù, tràn dịch đa màng, hôn mê gan hoặc xuất huyết tiêu hóa do vỡ tĩnh mạch thực quản sẽ làm người bệnh tử vong. Một số khác sẽ tiến triển thành ung thư gan.
Chúc bạn vui khỏe!
Chi Chi (tổng hợp)
Nguồn: Gia đình Việt Nam
- Thực đơn cơm nhà 4 món chưa tới 100.000 đồng, rất thích hợp cho ngày mát trời
- 10 kiểu tóc uốn layer phù hợp với mọi gương mặt chẳng bao giờ lo lỗi mốt
- Bạn trai tung ảnh tình tứ bên H'Hen Niê, vẫn dùng cách quen thuộc để che mặt đối phương
- 4 loại vắc-xin dịch vụ rất cần cho trẻ nhỏ: Cha mẹ nhớ kỹ
- 1Dấu hiệu nhận biết "100%" mẹ bầu mang thai bé trai
- 2Hướng dẫn cách cho trẻ ăn hoa quả theo từng tháng tuổi
- 3Mang thai con đầu lòng thường bao nhiêu tuần thì sinh?
- 4"Chuẩn không cần chỉnh" cách tính sinh trai, gái của cổ học phương Đông
- 511 biểu hiện bất thường ở cơ quan sinh dục bé trai mẹ không được bỏ qua