Dòng sự kiện:

Đổ mồ hôi trộm có gây nguy hiểm ở trẻ?

15:31 26/07/2015
Mồ hôi trộm là điều thường gặp ở trẻ nhỏ. Tuy nhiên, nhiều bà mẹ không nhận thức rõ mức độ nguy hiểm của căn bệnh này. Nếu nhận thấy khi thời tiết mát mẻ, con bạn vẫn đổ mồ hôi trộm thì đó là sự báo hiệu của bệnh lý không còn ở mức độ bình thường.

Mồ hôi trộm là điều thường gặp ở trẻ nhỏ. Tuy nhiên, nhiều bà mẹ không nhận thức rõ mức độ nguy hiểm của căn bệnh này. Nếu nhận thấy khi thời tiết mát mẻ, con bạn vẫn đổ mồ hôi trộm thì đó là sự báo hiệu của bệnh lý không còn ở mức độ bình thường.

Khi mồ hôi ra quá nhiều và liên tục, cơ thể sẽ mất đi một lượng nước và muối sẽ khiến cơ thể trẻ yếu đi, người mệt hơn, lỗ chân lông mở rộng là những nguyên nhân làm cho cơ thể bé dễ bị ngấm lạnh, phổ biến thường thấy là các chứng bệnh về hô hấp như viêm họng, viêm phổi, bé thường hay bị cảm, ho, sổ mũi... Nếu hiện tượng đó kéo dài và liên tục ngày này sang ngày khác, cơ thể trẻ sẽ bị suy kiệt. Do vậy, nếu trẻ ra mồ hôi quá nhiều không biết rõ nguyên nhân sinh lý hay bệnh lý cha mẹ cần đưa tới cơ sở y tế khám tìm nguyên nhân để chữa trị kịp thời. Hãy áp dụng một vài bài thuốc dân gian dưới đây để chữa trị căn bệnh này:


Bổ sung vitamin D

 Cha mẹ nên cho trẻ tắm nắng mỗi buổi sáng, trước 10 giờ với thời gian tắm nắng nên tăng dần từ 10 - 30 phút. Để cho da của trẻ tiếp xúc với ánh nắng càng nhiều càng tốt, không cho mắt trẻ tiếp xúc thẳng với ánh sáng mặt trời.

Cháo trai

Nguyên liệu: 5 con trai đồng loại vừa; 30g lá dâu non; 50g gạo nếp; 50g gạo tẻ; dầu thực vật, bột gia vị vừa đủ.

Cách làm: Pha nước muối loãng ngâm trai, sau một tiếng vớt ra rửa sạch, cho vào nồi luộc. Nhặt lấy ruột trai và lọc lấy nước trong. Ruột trai bỏ hết phần đất, thái nhỏ ướp gia vị, dùng dầu thực vật xào cho thơm. Lá dâu non rửa sạch thái nhỏ. Gạo tẻ, gạo nếp xay thành bột mịn, cho thêm nước vào nước luộc trai, cho bột gạo vào quấy đều, đun nhỏ lửa. Khi cháo chín cho trai, lá dâu, nêm vừa gia vị, cháo sôi lại là được. Cho bé ăn 2 lần/ngày vào lúc đói, cần ăn liền trong 4-5 ngày.


Chè đậu xanh

Nguyên liệu: Đậu xanh 50g, gạo nếp 50g, lá dâu non (khô) 10g, đường vừa đủ.

Cách làm: Đậu xanh gạo nếp sao vàng tán thành bột nhỏ, lá dâu khô cho vào ấm cùng 250ml nước đun sôi kỹ chắt lấy nước. Cho bột đậu, bột gạo, đường vào nước lá dâu quấy đều, đun cho sôi lại là được. Cho trẻ ăn 2 lần/ngày, lúc đói và cần ăn trong 7 ngày liền.

Cháo nếp cẩm

Nguyên liệu: Gạo nếp cẩm còn nguyên cám

Cách làm: Nếu trẻ còn nhỏ, có thể xay bột nếp cẩm hòa với cháo hoặc bột ăn dặm của trẻ. Mỗi bữa bột của bé, cho vào 1 nửa thìa cafe bột gạo nếp cẩm còn nguyên cám. Đối với trẻ lớn hơn, có thể cho một nắm gạo nếp cẩm vào món cháo thông thường hoặc nấu thành xôi cho bé ăn. Dùng trong vài tuần.

[mecloud]KhA1y7yNjh[/mecloud]

Bên cạnh đó, bạn lưu ý giữ cơ thể trẻ thoáng mát, hạn chế các thức ăn sinh nhiệt (mỡ, thịt bò, tôm, cua, cá biển, mít, sầu riêng, xoài…), bổ sung các chất mát (rau tươi, trái cây, rau má, cải bẹ). Cho trẻ ở và ngủ trong phòng thoáng mát, chơi đùa dưới bóng râm và tắm rửa sạch sẽ hằng ngày. Giữ cho trẻ luôn mát (ăn, ngủ nơi rộng rãi, thoáng mát, chơi đùa trong bóng râm và luôn tắm rửa sạch sẽ hàng ngày). Cho trẻ uống đủ nước. Khi trẻ ra nhiều mồ hôi khi ngủ, bạn nhớ lau mồ hôi để không làm bé bị nhiễm lạnh.

Đưa trẻ đi khám bác sĩ

 Nếu phát hiện những bất thường về hiện tượng ra mồ hôi trộm của trẻ (mồ hôi trộm bệnh lý), kèm theo một số triệu chứng khác ở trẻ như bị sốt thường xuyên, tinh thần sa sút, đầu tóc lưa thưa, chậm mọc răng, thóp đầu chậm liền, chậm biết bò, chậm biết đi… phụ huynh cần đưa trẻ đến khám bác sĩ để trẻ được kiểm tra, chữa trị kịp thời.

 

NHƯ Ý (Tổng hợp)

Nguồn: Người đưa tin