Đoán bệnh trẻ qua màu nước tiểu
Rất nhiều bà mẹ không biết rằng, nước tiểu có thể nói lên tình hình sức khỏe hiện trạng của trẻ. Khi thấy màu nước tiểu của bé thay đổi, có mùi bất thường, mẹ nên đưa bé đi thăm khám để kiểm tra xem con có bệnh gì không.
Dưới đây là một số mẹo đoán bệnh của trẻ qua màu nước tiểu:
Màu vàng nhạt
Nước tiểu bé có màu vàng nhạt là dấu hiệu cho thấy cơ thể bé hoàn toàn khỏe mạnh. Khi trẻ ăn uống hợp lý, đi tiểu, đi tiêu bình thường, nước tiểu có màu vàng trong, khá giống nước trà xanh pha loãng nước đầu.
Màu trắng trong
Đây là dấu hiệu cho thấy trẻ bị thừa nước, nên cần giảm lượng nước uống mỗi ngày cho bé. Sức khỏe trẻ em phụ thuộc hoàn toàn vào sự chăm sóc của người lớn. Nếu trẻ bị thừa nước, thận sẽ làm việc quá sức, thậm chí dẫn đến chức năng thải lọc của thận. Khi ấy, thận có thể thải các chất đã được chuyển hóa và các dưỡng chất, các nguyên tố vi lượng có lợi khác.
Trẻ e từ 0-6 tháng tuổi là lúc thận bé đang còn rất yếu, chưa đủ khả năng đào thải nếu các mẹ cho uống nhiều thì lượng nước không được đào thải ra ngoài sẽ tích lại trong cơ thể và trong máu làm cho lượng natri trong máu hạ thấp và dẫn đến ngộ độc nước, ảnh hưởng đến thần kinh não bộ, vậy trẻ em...
Màu vàng sẫm
Ngược lại với trường hợp trên, nếu mẹ không cho con uống đủ nhu cầu nước hằng ngày, thì nước tiểu sẽ có màu vàng. Màu nước tiểu càng đậm, cơ thể bé càng đang thiếu nhiều nước. Ngoài ra, màu vàng sẫm của nước tiểu còn có thể là hệ quả bởi các loại thuốc bé uống hoặc mẹ uống và cho con bú, hoặc do mẹ cho con bú và ăn quá nhiều chất phụ gia màu vàng.
Trường hợp nước tiểu màu vàng sẫm của bé còn là cảnh báo dấu hiệu trẻ bị viêm đường tiết niệu. Đi kèm với bệnh, trẻ có thể bị sốt kéo dài. Lúc này, mẹ nên tìm cách bù nước cho con, và đưa trẻ đi thăm khám để điều trị kịp thời.
Màu trà đặc
Khi trẻ đi tiểu có màu trà đặc, đó có thể là dấu hiệu của một số bệnh như viêm gan, viêm túi mật, sỏi thận…
Các mẹ nên lưu ý, nếu tình trạng nước tiểu đậm màu kéo dài, mẹ nên đưa bé đi khám để phát hiện và chữa trị bệnh kịp thời.
Màu đỏ
Trước tiên, nên kiểm tra lại xem có cho trẻ ăn những thực phẩm màu đỏ, hồng hoặc những thứ có phẩm màu nhân tạo hay không. Nếu không phải nguyên nhân này, bạn cần cho bé đi khám ngay. Bởi có thể có máu trong nước tiểu, do thận có vấn đề (viêm thận, ngoại khoa thận … ), bị nhiễm trùng bọng đái hoặc bị ảnh hưởng các loại thuốc.
Màu trắng đục giống nước vo gạo
Nước tiểu bé có màu trắng đục có thể do trẻ bị vi khuẩn, virus xâm nhập gây tổn thương, gây bệnh đường tiết niệu… Mẹ cần cho bé đi khám để xét nghiệm nước tiểu và tìm hiểu nguyên nhân.
MẠC NHIÊN (Tổng hợp)/ Theo Người đưa tin
- Thực đơn cơm nhà 4 món chưa tới 100.000 đồng, rất thích hợp cho ngày mát trời
- 10 kiểu tóc uốn layer phù hợp với mọi gương mặt chẳng bao giờ lo lỗi mốt
- Bạn trai tung ảnh tình tứ bên H'Hen Niê, vẫn dùng cách quen thuộc để che mặt đối phương
- 4 loại vắc-xin dịch vụ rất cần cho trẻ nhỏ: Cha mẹ nhớ kỹ
- 1Dấu hiệu nhận biết "100%" mẹ bầu mang thai bé trai
- 2Hướng dẫn cách cho trẻ ăn hoa quả theo từng tháng tuổi
- 3Mang thai con đầu lòng thường bao nhiêu tuần thì sinh?
- 4"Chuẩn không cần chỉnh" cách tính sinh trai, gái của cổ học phương Đông
- 511 biểu hiện bất thường ở cơ quan sinh dục bé trai mẹ không được bỏ qua