Đọc độ an toàn của trái cây qua tem, nhãn
Các loại trái cây nhập khẩu bán tại các cửa hàng hay tại siêu thị đều có dán tem nhãn. Hầu hết mọi người đều cho rằng những loại tem đó các tác dụng giúp phân biệt trái cây chủng loại trái cây và xuất xứ trái cây được nhập khẩu từ Mỹ, Úc, New Zealand….
Nhưng nếu để ý kỹ sẽ thấy trên mỗi chiếc tem dán vào trái cây, phía dưới hàng mã vạch đều có một dãy số dài 4 hoặc 5 chữ số. Đó chính là dấu hiệu để nhà cung cấp, nhà nhập khẩu và người tiêu dùng căn cứ vào đó để phân biệt đâu là trái cây an toàn được trồng theo phương pháp hữu cơ, đâu là trái cây có sử dụng hóa chất hay trái cây biến đổi gen…
Một số loại tem trái cây thường gặp Bên cạnh việc quan tâm đến giá cả, mẫu mã của từng loại, người tiêu dùng cũng cần ghi nhớ cách phân loại các con số này để mua được trái cây an toàn, theo đúng giá trị của từng loại.
Những con số, dãy số in trên tem nhãn dán vào các loại trái cây được gọi là mã số PLU (Price Look Up Code). Dòng số này thường có từ 4 đến 5 chữ số, là cách phân loại về cách thức trồng loại quả đó tại các nước. Những dấu hiệu cụ thể như sau:
Với loại tem nhãn trái cây có in 4 chữ số:
Loại tem nhãn in bốn chữ số thường có bắt đầu bằng số 3 hoặc 4, là ký hiệu của sản phẩm được trồng theo phương pháp của nửa cuối thế kỷ 20, sử dụng thuốc trừ sâu, thuốc diệt cỏ và phân bón nhân tạo...
Nếu dòng số trên tem bắt đầu bằng số 3:
Tem trái cây bắt đầu bằng số 3 Đây là kí hiệu của hoa quả được xử lý bằng công nghệ bức xạ i-on hóa. Công nghệ chiếu xạ thực phẩm này sử dụng chính nguồn năng lượng bức xạ ion để xử lý thực phẩm, nâng cao chất lượng vệ sinh an toàn thực phẩm và kéo dài thời gian bảo quản thực phẩm. Tia bức xạ làm vô hiệu hóa khả năng sinh sản của vi sinh vật gây bệnh, gây hại, kể cả dạng sinh dưỡng và bào tử, các nang kí sinh trùng và các siêu vi trùng.
Các loại trái cây xử lý công nghệ bức xạ i-on cần phải tuân theo luật pháp của từng nước, và phải đáp ứng các quy định về liều chiếu, quy cách bảo quản sản phẩm và điều kiện lưu kho, vận chuyển, chế biến sau khi chiếu xạ.
Nếu mua loại trái cây có dán tem bắt đầu bằng chữ số 3 này, bạn cần rửa kỹ khi ăn và tuyệt đối không ăn cả vỏ hay sử dụng vỏ để chế biến các món ăn.
Nếu dòng số trên tem bắt đầu bằng số 4:
Tem trái cây bắt đầu bằng số 4 Đây là kí hiệu của trái cây được trồng bằng công nghệ thông thường, có sử dụng các loại thuốc diệt cỏ, thuốc trừ sâu, thuốc kích thích tăng trưởng, phân bón vô cơ... theo liều lượng đúng quy chuẩn.
Với loại trái cây này, nên sơ chế thật sạch bằng nước sạch, nước muối pha loãng… và gọt vỏ trước khi ăn.
Với loại tem nhãn trái cây có in 5 chữ số:
Loại trái cây dán tem có in 5 chữ số, thường được bắt đầu bằng số 8 hoặc số 9. Đó là dấu hiệu để nhận biết trái cây được trồng theo phương pháp hữu cơ organic hay là trái cây biến đổi gen.
Nếu dòng số trên tem bắt đầu bằng số 8:
Tem trái cây bắt đầu bằng số 8 Nếu bắt gặp một loại trái cây có tem nhãn dán với năm chữ số và bắt đầu với chữ số 8, nên cân nhắc trước khi mua, vì đây là dấu hiệu cho thấy đây là một sản phẩm GMO (Genetically Modified Organism) – sản phẩm biến đổi gen.
Các loại trái cây thường sử dụng công nghệ biến đổi gen là chuối, cà chua… để có kích thước to hơn, màu sắc hấp dẫn hơn. Dù các nhà nghiên cứu chưa khẳng định những kết quả của sản phẩm biến đổi gen với sức khỏe, nhưng người sử dụng cũng không nên coi thường những nguy cơ tiềm tàng của loại sản phẩm này.
Nếu dòng số trên tem bắt đầu bằng số 9:
Tem trái cây bắt đầu bằng số 9 Đây là sản phẩm an toàn nhất trong số các loại vì trái cây có tem dán bắt đầu bằng số 9 là trái cây hữu cơ, được trồng theo cách truyền thống mà không sử dụng bất kỳ loại thuốc trừ sâu, phân bón hóa học nào, không biến đổi gen. Loại trái cây này tốt cho sức khỏe, chỉ cần rửa sạch vỏ là có thể sử dụng ngay được. Tuy nhiên, giá của loại trái cây này cũng cao gấp từ 3 đến 5 lần so với trái cây thông thường.
Hiện nay, tại Việt Nam, các siêu thị, các cửa hàng bán trái cây nhập khẩu thường được phân loại và định giá bán theo mã tem nhãn của từng loại. Phổ biến nhất trên thị trường là loại trái cây có tem dán bắt đầu bằng số 3 và số 4. Nhận biết được nguồn gốc xuất xứ, quy trình trồng trọt, thu hái của từng loại, người tiêu dùng sẽ không bị mất tiền oan, mà vẫn chọn lựa được những loại trái cây tốt cho sức khỏe. Tuy nhiên, khi mua sắm nên chọn những địa chỉ có uy tín, đề phòng việc trà trộn, sử dụng tem nhãn giả để gắn mác cho trái cây.
Nguồn: Gia đình Việt Nam
- Dùng viên đạn hạ sốt cho trẻ thế nào cho an toàn?
- Ngồi chỗ nào an toàn nhất trên máy bay?
- Một số đồ uống có tác dụng làm trắng da an toàn và hiệu quả
- Mẹo chọn sữa đậu nành an toàn, không chứa hóa chất
- Con không hợp sữa công thức và 5 dấu hiệu khiến 97% mẹ luôn trăn trở
- Chớm hè dùng điều hòa chút xíu, tiền điện đã tăng gấp đôi gấp 3: Chắc chắn phạm 1 trong 4 sai lầm này
- Những lý do bất ngờ trẻ mắc cao huyết áp, cha mẹ đọc xong cần điều chỉnh chế độ ăn uống cho con ngay
- Thực hư hiệu quả của miếng dán hạ sốt mà nhiều người vẫn “tin sái cổ”
- Thực đơn cơm nhà 4 món chưa tới 100.000 đồng, rất thích hợp cho ngày mát trời
- 10 kiểu tóc uốn layer phù hợp với mọi gương mặt chẳng bao giờ lo lỗi mốt
- Bạn trai tung ảnh tình tứ bên H'Hen Niê, vẫn dùng cách quen thuộc để che mặt đối phương
- 4 loại vắc-xin dịch vụ rất cần cho trẻ nhỏ: Cha mẹ nhớ kỹ
- 1Dấu hiệu nhận biết "100%" mẹ bầu mang thai bé trai
- 2Hướng dẫn cách cho trẻ ăn hoa quả theo từng tháng tuổi
- 3Mang thai con đầu lòng thường bao nhiêu tuần thì sinh?
- 4"Chuẩn không cần chỉnh" cách tính sinh trai, gái của cổ học phương Đông
- 511 biểu hiện bất thường ở cơ quan sinh dục bé trai mẹ không được bỏ qua