Đừng chủ quan khi trẻ tự nhổ tóc
Tự nhổ tóc biểu hiện tâm lý không bình thường của trẻ
Có một số em bé thường dùng móng tay, kẹo sặt, hoặc hai chiếc kẹp cứng để tự mình nhổ tóc, sau khi chặn đứng nó phát triển được ít lâu lại bắt đầu phải nhổ. Chỗ thường bị nhổ là ở trán, bên phải đầu, lông mày và lông mi. Những chỗ bị nhổ có nhiều hình giống như bị hói nhưng không có ranh giới rõ ràng, hơn nữa do lực nhổ từng sợi mạnh yếu khác nhay, sợi nhổ trước, sợi nhổ sau nên độ dài ngắn của những sợi còn lại ở vùng bị nhổ tóc cũng không giống nhau. Những lúc nhổ tóc thường là trong khi đang đọc sách, ngồi một mình, đang viết hoặc trước khi ngủ, cũng có thể là trong lúc tinh thần suy sụp, hoặc ở trạng thái phiền muộn.
Trong y học bệnh này có tên là tật nhổ lông và tật nhổ tóc, chứng lên cơn dẫn đến nhổ bứt tóc hoặc nhổ tóc bằng cách giật giật. Có người còn nuốt luôn cả sợi tóc của mình vừa nhổ được, chứng bệnh này có tên gọi là nhổ lông ăn.
Nhổ tóc liên quan đến chứng bẹnh rối loạn tâm thần ở trẻ.
Chứng tật nhổ lông tóc là một loại bệnh liên quan đến thần kinh của bản thân bị ức chế, đặc điểm của người bệnh là không che giấu tật đó của mình hoặc phủ nhận hành vi không bình thường của mình nhưng cũng không có cách gì để từ bỏ được tật đó. Bệnh này thường thấy ở trẻ em, đặc biệt là nữ giới.
Trẻ mắc bệnh thường có những biểu hiện của thần kinh như tính tình nôn nóng, dễ xúc động… có trường hợp bị bệnh do di truyền. Khi người bệnh nhổ tóc, không phải vì cảm thấy chỗ đó khó chịu, cũng không phải có ý nghĩ chủ quan rằng ở tóc (nang lông) có vi trùng mà chỉ là hành động theo thói quen mà chưa tự kiềm chế được. Những sợi tóc đó bị nhổ đi thì một thời gian sau lại mọc ra sợi mới, nên các phụ huynh không cần lo lắng con mình có ký sinh trùng hoặc tóc có thể mọc lại nữa hay không. Cũng càng không thể vì vậy mà luôn tỏ ra lo lắng và mắng mỏ cháu bé, nhằm tránh cho tình trạng nặng thêm.
Còn có một loại bệnh có triệu chứng tương tự, tên gọi là “Thích làm đứt tóc”. Người bệnh không tự nhổ tóc mình mà dùng hai tay dứt đoạn tóc ra, hoặc dùng các dụng cụ như kéo, nhíp cắt đoạn sợi tóc hoặc vót đoạn, người bệnh lặp lại nhiều lần làm đứt đoạn tóc, cho đến khi tóc trở nên lởm chởm. Bệnh này cũng là một dạng bệnh mà hành vi người bệnh không tự kiềm chế được.
Giúp con chấm dứt tật nhổ tóc
Đây là căn bệnh hiếm gặp trong các loại bệnh về rối loạn tâm thần. Nó có thể đến bất chợt với ai đó, ở một thời điểm hay độ tuổi bất kỳ không thể đoán trước được. Khác với bệnh tâm thần khác như hoang tưởng, động kinh, bệnh này không thể dò được bằng điện não đồ, mà chỉ dựa vào những chẩn đoán lâm sàng.
Đây là căn bệnh hiếm gặp trong các loại bệnh về rối loạn tâm thần
Sách Tâm bệnh học – Đại học Y viết rằng khoa học gọi nó là Hội chứng Tic, tức là 1 hành động lặp đi lặp lại nhiều khi là vô thức, không kiểm soát được bản thân. Thuộc một dạng tâm bệnh nhẹ. Cùng loại này còn có: mút tay, cắn móng tay, đầu lắc lắc, mắt máy liên tục...
Bởi vậy, khi thấy con có những “sở thích”, "thói quen” nhổ tóc không thề kiềm chế được, hãy:
Hướng con vào các hoạt động khác khi có hành động này.
Kể con nghe những câu chuyện, cho xem hình ảnh về hậu quả của nó.
Mọi người trong nhà luôn nhắc nhở, chỉnh sửa cho con ngay khi con có hành động đó.
Hãy dành thời gian để tâm sự thật nhiều với con, rồi cố gắng tạo việc cho con bận nhưng thoải mái, cho đầu óc con thư giãn, và tay luôn bận, để con bỏ tật nhổ tóc đi.
Nếu đã áp dụng những biện pháp trên một thời gian dài mà con bạn vẫn không từ bỏ sở thích nhổ tóc, cha mẹ nên đưa con đến các bệnh viện chuyên về sức khỏe tâm thần để có hướng điều trị sớm, tránh ảnh hưởng đến sinh hoạt hằng ngày của trẻ.
Tuy nhiên, không phải trẻ em nào thích nhổ tóc cũng đều có vấn đề về thần kinh hay là dấu hiệu của tiền trầm cảm. Có thể nó chỉ dừng lại ở những hội chứng nhẹ như vậy thôi. Đôi khi do quá căng thẳng hoặc không ý thức được việc làm của mình mà các bé thường có hành động một cách vô thức như vậy. Cha mẹ nên quan tâm đến con để có những biện pháp ngăn chặn kịp thời, tránh để hành động của bé trở thành một thói quen khó bỏ.
Các mẹ không nên lơ là nhưng cũng đừng lo lắng quá đà, nhất là đừng khiến con nghĩ là mình có vấn đề gì trầm trọng. Đa số các cháu tuổi mới lớn, nếu nhận được đầy đủ tình thương yêu, sự quan tâm và tôn trọng của cha mẹ (thể hiện vừa đủ, không thiếu thốn, và cũng không quá thừa khiến các cháu cảm giác mất tự do, bị áp lực, hoặc dân chủ quá trớn) thì rồi cũng sẽ vượt qua được các vấn đề đặc trưng của tuổi.
Đức An (Tổng hợp)/ĐSPL
- Thực đơn cơm nhà 4 món chưa tới 100.000 đồng, rất thích hợp cho ngày mát trời
- 10 kiểu tóc uốn layer phù hợp với mọi gương mặt chẳng bao giờ lo lỗi mốt
- Bạn trai tung ảnh tình tứ bên H'Hen Niê, vẫn dùng cách quen thuộc để che mặt đối phương
- 4 loại vắc-xin dịch vụ rất cần cho trẻ nhỏ: Cha mẹ nhớ kỹ
- 1Dấu hiệu nhận biết "100%" mẹ bầu mang thai bé trai
- 2Hướng dẫn cách cho trẻ ăn hoa quả theo từng tháng tuổi
- 3Mang thai con đầu lòng thường bao nhiêu tuần thì sinh?
- 4"Chuẩn không cần chỉnh" cách tính sinh trai, gái của cổ học phương Đông
- 511 biểu hiện bất thường ở cơ quan sinh dục bé trai mẹ không được bỏ qua