Đừng mắc sai lầm này khi ăn lẩu!
[mecloud]GxW4riMQ4Q[/mecloud]
Cho quá nhiều bột ngọt, sa tế, gia vị nấu lẩu – nguy cơ “ăn” phải hóa chất, phẩm màu độc hại
Để tăng hương vị cho nồi lẩu, nhiều bà nội trợ cho bột ngọt (mì chính) hay gia vị nấu lẩu vào để “đánh lừa vị giác”.
Tuy nhiên, hỗn lợp hóa chất tạo độ ngọt cho nước dùng có thể tạo cảm giác thơm và ngon hơn nhưng thực chất lại rất nghèo giá trị dinh dưỡng.
Đó là còn chưa kể sản phẩm trôi nổi không nhãn mác còn tiềm ẩn nhiều nguy cơ chứa hóa chất, phẩm màu độc hại, kim loại nặng.., dùng nhiều có thể gây nguy hiểm cho sức khỏe.
Ngoài ra, để nồi lẩu được dậy mùi, cay nồng và làm ấm nóng trong mùa đông, nhiều bà nội trợ không quên cho sa tế vào nước dùng.
Tuy nhiên, bạn cần biết, sa tế chỉ là bột ớt chưng với dầu, nước và một số gia vị khác. Hầu hết các nhà sản xuất sa tế không cung cấp nguồn gốc loại ớt, thậm chí có những loại sa tế không có tên cơ sở sản xuất hoặc nhập nhèm hạn sử dụng…
Vì vậy, độ an toàn từ sa tế càng thấp.
Nước lẩu bị đun quá lâu hàm lượng nitric tăng cao, các loại vitamin bị phân hủy, lượng chất béo cũng bão hòa và gây hại cho cơ thể.
Ăn sống, tái – gây hại cho đường tiêu hóa
Nhiều người khi ăn lẩu có thói quen thả thức ăn vào nồi nước dùng đang rồi rồi gắp ra ăn tái. Nhưng thói quen này cực kì không tốt cho sức khỏe thậm chí gây hại cho đường tiêu hóa và nhiễm vi khuẩn, kí sinh trùng.
Nếu chỉ rửa sạch và nhúng qua nước nóng thì những loại kí sinh trùng bám trên thực phẩm vẫn chưa được tiêu diệt hết. Nếu vô tình ăn phải dễ gây nhiễm trùng đường tiêu hóa.
Vì vậy, khi ăn lẩu, bạn nên lưu ý nhúng đồ ăn chín hẳn. Với rau xanh không nên để quá lâu.
Không nên cho cùng lúc nhiều loại thực phẩm bởi không biết kết hợp rất dễ mắc một số ký sinh trùng, gây ra các bệnh đường tiêu hóa.
Nhúng các loại thực phẩm quá kỹ - mất chất của thực phẩm
Ăn tái không có lợi cho sức khỏe bởi nhiều loại kí sinh còn tồn tại, nhưng nếu nhúng kỹ quá sẽ làm mất đi vị tươi ngon của đồ lẩu. Chính vì vậy, thời gian nhúng các loại thực phẩm vô cùng quan trọng.
Thông thường, đối với các loại thịt thời gian nhúng khoảng 10 phút, các loại hải sản là 15 phút, nội tạng: 5 phút và rau khoảng 1 đến 2 phút tùy loại.
Cho cùng lúc nhiều loại thực phẩm – Không biết kết hợp dễ mắc bệnh đường tiêu hóa
Nói đến lẩu ai cũng nghĩ đó là món ăn kết hợp nhiều loại thực phẩm cùng lúc. Tuy nhiên, chúng ta cần biết cách kết hợp.
Khi cho nhiều loại thịt, hải sản sống, nội tạng động vật, rau, các loại củ chứa tinh bột… vào cùng một nồi lẩu rất dễ mắc một số ký sinh trùng, gây ra các bệnh đường tiêu hóa. Vì vậy, bạn hãy cho lần lượt các loại thực phẩm vào.
Đợi chúng chín hãy cho loại thực phẩm khác.
[mecloud]m5fsPzsFXR[/mecloud]
Ăn quá nóng – Dễ gây tổn thương khoang miệng
Cái nóng của nồi lẩu sẽ giúp bạn xua tan cái lạnh mùa đông. Chính vì vậy mà nhiều người nghĩ nồi lẩu càng nóng càng tốt.
Tuy nhiên, việc ăn quá nóng với đồ ăn vừa được gắp ra từ nồi lẩu có nhiệt độ lên tới 120 độ C, nhiệt độ đồ ăn sẽ trên 50-60 độ C rất dễ làm tổn thương khoang miệng, dạ dày và thực quản.
Ngoài ra, gia vị cay nóng kèm với nhiệt độ cao của đồ ăn sẽ gây kích thích đường tiêu hóa, gây hại cho sức khỏe của bạn. Vì vậy, đồ ăn gắp từ nồi lẩu ra bạn nên cho vào một cái đĩa/bát để nguội bớt, sau đó mới ăn.
Ăn lẩu quá lâu – Dễ bị rối loạn tiêu hóa
Thông thường, khi ăn lẩu sẽ ăn lai rai, vừa ăn vừa nói chuyện dẫn đến bữa ăn kéo dài đến vài tiếng đồng hồ. Đây là thói quen gây hại cho sức khỏe của bạn. Việc ăn lẩu quá lâu sẽ làm tăng lượng cholesterol trong máu, ăn quá lâu dẫn đến rối loạn đường tiêu hóa.
Ngoài ra, ngồi ăn lẩu quá lâu sẽ khiến dạ dày phải làm việc liên tục bởi các loại dịch vị, dịch mật, dịch tụy phải tiết ra nhiều, liên tục, dễ gây đau bụng, đi ngoài, viêm lá lách mãn tính. Nên ăn lẩu trong khoảng 2 tiếng trở lại, mỗi tuần không nên ăn lẩu quá 1 lần.
Để nước lẩu quá lâu – thực phẩm mất chất, sinh chất độc hại cho sức khỏe
Nước lẩu bị đun quá lâu hàm lượng nitric tăng cao, các loại vitamin bị phân hủy, lượng chất béo cũng bão hòa và gây hại cho cơ thể. Để nước lẩu ngon và có lợi cho sức khỏe, bạn nên thay nước lẩu sau 60 phút.
Rau rửa không sạch – tăng nguy cơ nhiễm giun sán, ngộ độc thực phẩm
Rau cần, rau cải, cải cúc, cải thảo, rau muống,... là những loại rau dùng phổ biến khi ăn lẩu. Khi rửa số lượng rau lớn bạn cần phải rửa cẩn thận, sạch sẽ. Nếu rửa không sạch, bạn sẽ tăng nguy cơ nhiễm giun sán, nang sán, các vi khuẩn, virus nặng hơn là ngộ độc thức ăn.
Vì vậy trước khi ăn, bạn hãy nhặt rau thật kỹ, sau đó rửa riêng từng loại khoảng 3 đến 4 lần nước cho thật sạch.
Nếu được bạn nên mua rau trước khi ăn lẩu 4 đến 5 tiếng để nhặt sơ qua sau đó ngâm trong nước muối hoặc các dung dịch sát khuẩn để loại bỏ các vết bẩn, tiêu diệt vật ký sinh.
Ăn quá chua, cay – dễ bị đau dạ dày
Mùa đông lạnh giá mà ăn lẩu chua cay thì thật tuyệt vời. Tuy nhiên, nếu ăn quá chua cay sẽ ảnh hưởng lớn đến dạ dày và các cơ quan tiêu hóa khác.
Vị chua, cay tác động lên niêm mạc dạ dày, nhẹ thì đau dạ dày, nặng thì gây phù nề, xung huyết, viêm loét dạ dày.
Theo Trí Thức Trẻ
>> Video đang được xem nhiều nhất:
[mecloud]WJUPZXQ2q2[/mecloud]
- Thực đơn cơm nhà 4 món chưa tới 100.000 đồng, rất thích hợp cho ngày mát trời
- 10 kiểu tóc uốn layer phù hợp với mọi gương mặt chẳng bao giờ lo lỗi mốt
- Bạn trai tung ảnh tình tứ bên H'Hen Niê, vẫn dùng cách quen thuộc để che mặt đối phương
- 4 loại vắc-xin dịch vụ rất cần cho trẻ nhỏ: Cha mẹ nhớ kỹ
- 1Dấu hiệu nhận biết "100%" mẹ bầu mang thai bé trai
- 2Hướng dẫn cách cho trẻ ăn hoa quả theo từng tháng tuổi
- 3Mang thai con đầu lòng thường bao nhiêu tuần thì sinh?
- 4"Chuẩn không cần chỉnh" cách tính sinh trai, gái của cổ học phương Đông
- 511 biểu hiện bất thường ở cơ quan sinh dục bé trai mẹ không được bỏ qua