Dùng tăm bông lấy ráy tai cho trẻ sẽ gây nguy hiểm gì?
Chất keo dính trong ống tai hay còn gọi là ráy tai không phải là chất quá bẩn, cần loại bỏ sạch sẽ như mọi người vẫn nghĩ. Ráy tai là hỗn hợp các chất được tiết ra trong lớp lót của ống tai, tế bào da chết, mồ hôi. Vì thế việc xuất hiện ráy tai trong tai trẻ là chuyện bình thường, nó hoàn toàn tự nhiên.
Khi thấy tai con xuất hiện các lớp ráy màu vàng, nhiều bà mẹ vội vàng dùng tăm bông hoặc các thiết bị lấy ráy tai để lấy hết, làm sạch ống tai. Tuy nhiên, việc này được khuyến cáo là không nên.
Không nên dùng tăm bông để lấy ráy tai cho con nhỏ. Ảnh minh họa
Tại sao không cần loại bỏ ráy tai?
- Ráy tai tự sinh ra trong ống tai, nó thuộc cơ chế tự làm sạch của ống tai, được đẩy từ đĩa đệm tai sang lỗ tai.
- Đây chính là chất sáp giúp chống nhiễm trùng, làm ẩm và bôi trơn cho ống tai, đồng thời ngăn cản bụi bẩn.
- Cố gắng loại bỏ bằng tăm bông hoặc các thiết bị khác có thể khiến ráy tai đi sâu hơn vào bên trong, làm tắc nghẽn lỗ tai. Các thiết bị này có thể làm hỏng tai, sưng mủ thậm chí điếc tạm thời.
- Ở trẻ nhỏ, khi ráy tai khô, nó sẽ tự bị đẩy ra ngoài khi con thực hiện các hoạt động ăn uống từ hàm răng.
Khi nào cần lấy ráy tai cho trẻ nhỏ
Không phải lúc nào trong tai bé cũng có ráy bẩn. Chỉ lấy ráy tai cho bé khi bé có những biểu hiện sau:
- Đau tai, ù trong tai, nghe kém, ngứa, chảy nước…
- Bên cạnh đó, nếu lâu ngày không lấy ráy tai, những giọt nước nhỏ bắn vào trong tai có thể khiến ráy tai bị vón thành cục ảnh hưởng đến khả năng nghe của trẻ. Vì thế, khi nào mẹ cảm thấy ráy tai của con bị nhiều lên có thể dùng các biện pháp do bác sĩ khuyên dùng để lấy ráy tai cho trẻ.
Nên dùng khăn mỏng để lấy ráy tai cho bé. Ảnh minh họa
Tham khảo cách lấy ráy tai an toàn cho bé:
Tuyệt đối không dùng các vật dụng sắc như móng tay hoặc tăm bông để lấy ráy tai cho con vì với phương pháp này càng khiến ráy tai đi sâu vào bên trong hơn, ảnh hưởng đến màng nhĩ bên trong tai.
Để an toàn mẹ chỉ nên: Dùng một chiếc khăn bông mỏng, mềm lau nhẹ xung quanh vành tai cho con sau đó xoắn nhẹ một góc của chiếc khăn, từ từ đưa sâu vào bên trong tai và tiếp tục xoắn lại. Ráy tai sẽ theo đường xoắn của chiếc khăn và ra ngoài. Chiếc khăn mềm sẽ không làm hại đến màng tai của bé mà ráy tai vẫn được làm sạch.
Trong trường hợp ráy tai nhiều, vóng cục, mẹ hãy dùng nước muối sinh lý an toàn cho trẻ, nhỏ vào tai 1-2 giọt, 3-4 lần trong ngày để ráy tai mềm và vỡ ra. Sau đó thực hiện các bước như trên là được.
Nguồn: Gia đình Việt Nam
- Thực đơn ăn dặm cho trẻ 9 tháng tuổi giúp con đạt chuẩn cân nặng, chiều cao
- 3 bước đơn giản giúp mẹ tập cho trẻ thói quen ngủ sớm
- Mách mẹ cách nấu bột ăn dặm cho trẻ 4 tháng tuổi
- Thực đơn cơm nhà 4 món chưa tới 100.000 đồng, rất thích hợp cho ngày mát trời
- 10 kiểu tóc uốn layer phù hợp với mọi gương mặt chẳng bao giờ lo lỗi mốt
- Bạn trai tung ảnh tình tứ bên H'Hen Niê, vẫn dùng cách quen thuộc để che mặt đối phương
- 4 loại vắc-xin dịch vụ rất cần cho trẻ nhỏ: Cha mẹ nhớ kỹ
- 1Dấu hiệu nhận biết "100%" mẹ bầu mang thai bé trai
- 2Hướng dẫn cách cho trẻ ăn hoa quả theo từng tháng tuổi
- 3Mang thai con đầu lòng thường bao nhiêu tuần thì sinh?
- 4"Chuẩn không cần chỉnh" cách tính sinh trai, gái của cổ học phương Đông
- 511 biểu hiện bất thường ở cơ quan sinh dục bé trai mẹ không được bỏ qua