Dòng sự kiện:

Dùng thuốc gì khi bị nước ăn chân

03:05 21/10/2016
Nước ăn chân còn có tên gọi khác là nấm kẽ chân bởi bệnh do nấm gây ra và xuất hiện ở kẽ chân là chủ yếu. Nếu bệnh nặng hơn có thể lan truyền sang vùng khác, nhất là vùng háng.

Bệnh nước ăn chân xảy ra chủ yếu vào mùa hè khi các cơn mưa dầm thường xuyên với lượng nước lớn và ứ đọng lâu ngày. Hay vào mùa mưa lũ kèm theo hệ thống thoát nước ở Việt Nam còn yếu kém nên tình trạng ngập úng kéo dài. Những người thường xuyên tiếp xúc với nước hoặc môi trường ẩm ướt như người làm trong ngành chế biến thủy sản, người làm ruộng nước,...Thậm chí những người thường xuyên đi giầy kín, tất bịt kín và ra mồ hôi ẩm ướt....

Tình trạng của bệnh nước ăn chân

Khi mới xuất hiện người bệnh sẽ thấy giữa kẽ ngon chân có hiện tượng bong tróc da, da ở vùng này có màu hơi vàng kèm theo chảy dịch. Cùng với là các mụn nước ở kẽ chân. Sau 1 đến vài ngày tình trạng này lan nhanh sang các kẽ ngon chân khác, lên mu bàn chân hay lòng bàn chân. Cảm giác ngứa ngáy, khó chịu tại vùng da bị ảnh hưởng khiến người bệnh ăn không ngon ngủ không yên.

Bong tróc da, ngứa ngáy ở các kẽ ngón chân là biểu hiện dễ nhận tấy của bệnh nước ăn chân

 

Dùng thuốc gì khi bị nước ăn chân

Ngay khi thấy xuất hiện những triệu chứng đầu tiên của bệnh nước ăn chân, chúng ta cần nhanh chóng trị sớm để loại bỏ dứt điểm, tránh để bệnh lan rộng và diễn biến phức tạp, khó chữa hơn.

Thông thường khi bị nước ăn chân thì các loại thuốc sau được chuyên gia khuyến cáo nên dùng:

- Sử dụng dung dịch BSI 2% bao gồm có acid benzoic, acid salicylic, iod và cồn 70 độ. Thực hiện bôi lên vùng da bị nước ăn chân ngày 1 đến 2 lần. Tuyệt đối không được uống.

- Sử dụng cồn ASA với thành phần bao gồm aspirin, natri salicylat pha trong cồn 70 độ. Bôi lên vùng da bị bệnh ngày 1 đến 2 lần để đạt hiệu quả tốt nhất.

Sử dụng cồn để làm sạch vùng da bị bệnh và tránh viêm nhiễm

- Thuốc mỡ kháng sinh được sử dụng khi tình trạng bệnh nước ăn chân bị nặng, xuất hiện mưng mủ. Các loại thuốc mỡ kháng sinh chống nấm được khuyên dùng là nizoral, canesten, ketoconazol, ticonazol... Trước khi bôi thuốc cần vệ sinh vùng da, lau sạch và làm khô vết thương. Thực hiện bôi ngày 3 đến 4 lần để đạt hiệu quả tốt.

- Nếu tình trạng nước ăn chân nặng gây nhức nhối, khó chịu. Người bệnh bị sốt và nổi hạch nên kết hợp 3 loại thuốc trên với thuốc uống chống nấm như griseofulvin, nizoral hoặc sporal...

Bên cạnh việc sử dụng thuốc tây, khi mắc bệnh nước ăn chân, chúng ta có thể sử dụng các bài thuốc dân gian chữa nước ăn chân từ cây nhà lá vườn như lá trầu không, phèn chua, rau sam, kim ngân, táo rừng,...

Phượng Chi

Nguồn: Gia đình Việt Nam