Dòng sự kiện:

Giấc ngủ ảnh hưởng thế nào đến sức khỏe của bạn?

06:21 20/03/2019
Với mỗi người, sức khỏe luôn là vốn quý nhất, nhưng ít người biết, giấc ngủ quan trọng và quyết định đến sức khỏe của mình...

Những nguy cơ sức khỏe ảnh hưởng tới cơ thể nếu bạn đi ngủ sau 12 giờ

Cuộc sống hiện đại với nhiều bộn bề công việc, áp lực học tập của mọi người rất lớn, nhiều người phải quay cuồng với những việc lớn việc nhỏ, vì vậy mà thường xuyên phải làm việc ngoài giờ vào ban đêm và đi ngủ rất muộn.

Không những thế, ngay cả khi một số người không quá bận rộn, họ cũng có thói quen thức khuya để giải trí hoặc làm một số công việc riêng, điều này trong ngắn hạn thì không phải là vấn đề, nhưng nếu thành thói quen, lại trở nên vô cùng nguy hiểm.

 

Nhiều người đã không thể đi ngủ sớm trước 12 giờ mặc dù không hẳn họ quá bận. Những tác hại sức khỏe lớn bạn nên biết và hãy sớm khắc phục ngay theo bí quyết dưới đây.

Tinh thần suy nhược, mệt mỏi

Dấu hiệu dễ nhận thấy nhất của những người thức khuya chính là cảm giác bị mất ngủ. Nếu như bạn thường xuyên thức khuya, sau đó nếu muốn đingủ sớm sẽ rơi vào cảnh nằm mãi vẫn không ngủ được. Vì cơ thể đã quen với việc thức khuya, chúng ta hay gọi là “quen cữ”, nằm sớm cũng không thể ngủ.

Khi đồng hồ sinh học bị rối loạn, nằm không ngủ được lại tiếp tục dậy chơi hoặc làm việc tiếp. Càng muộn hơn, trí não càng trở nên tỉnh táo. Khi không ngủ đủ giấc vào ban đêm, ngày hôm sau sẽ cảm thấy mất tinh thần, mệt mỏi, đầu óc quay cuồng, khó chịu, không có hứng thú.

Đây cũng là một trong những nguy cơ dẫn đến bệnh mất ngủ trong tương lai, rất khó chữa.

Chức năng tiêu hóa suy giảm, hoạt động không tốt

Nếu thường xuyên thức khuya, việc tiết enzyme tiêu hóa sẽ xuất hiện rối loạn, ảnh hưởng đến chức năng tiêu hóa, sẽ gây ra hiện tượng chán ăn vào ban ngày. Khi chán ăn, thức ăn không tiêu hóa được, gây đau bụng và khó chịu, thậm chí sẽ xảy ra táo bón.

Một số người thức khuya, vì năng lượng cũng bị tiêu hao, họ sẽ cảm thấy đói và thường tạo ra thói quen ăn khuya. Việc ăn quá nhiều thứ vào ban đêm cũng sẽ ảnh hưởng đến hệ tiêu hóa, theo thời gian sẽ làm tăng gánh nặng của dạ dày, gây ra các vấn đề về dạ dày.

Rối loạn nội tiết

Khi bạn nghỉ ngơi vào ban đêm, cơ thể vẫn tiếp tục thực hiện các nhiệm vụ điều hòa quá trình tiết hormone khác nhau. Nếu như thức khuya, sự tiết hormone vào ngày và đêm thường sẽ có sự bất thường.

Đối với nhóm thanh thiếu niên đang trong giai đoạn phát triển, nếu thức khuya sẽ có thể làm cho sự tiết hormone tăng trưởng thay đổi, làm trì trệ quá trình phát triển, không tăng chiều cao.

Đối với phụ nữ, nếu thức đêm thường xuyên sẽ làm giảm nồng độ estrogen, điều này có thể dễ dàng gây ra suy buồng trứng sớm và làm cho thời kỳ mãn kinh tiến triển nhanh, lão hóa sớm hơn.

Gây ra các bệnh tim mạch và mạch máu não

Thông thường, những người thức khuya thường xuyên sẽ có mức huyết áp cao hơn người bình thường, bởi vì vào ban đêm, nếu bạn vẫn để cơ thể phải hoạt động, đầu óc tiếp tục ở trong tình trạng căng thẳng, dẫn đến tăng huyết áp.

Đồng thời, các vấn đề về tiêu hóa, hấp thu và rối loạn nội tiết bị ảnh hưởng bởi thức khuya sẽ chuyển thành béo phì. Chúng ta đều biết rằng, béo phì cũng là một yếu tố nguy cơ cao đối với các bệnh về tim mạch và mạch máu não.

Muốn đi ngủ sớm nhưng nằm không ngủ được thì phải làm sao?

Người ta thường nghĩ rằng, nếu đi ngủ lúc 11 giờ tối đã là thức khuya, nhưng vẫn có nhiều người vì nhiều lý do nên đã thức tới sau 12 giờ đêm.

Trên thực tế, nhiều người không phải là không muốn đi ngủ sớm, nhưng họ lại không có cảm giác buồn ngủ. Ngay cả khi họ ép mình lên giường đi ngủ vì vẫn rơi vào tình trạng thao thức khó ngủ, sau đó dùng điện thoại cho đến khi buồn ngủ mới ngủ.

Nhưng dù bạn có ngủ thế nào thì ngày hôm sau vẫn có cảm giác rất mệt mỏi và yếu ớt, cảm thấy ngủ không đủ giấc. Vậy nên, chúng ta cần phải tập thói quen đi ngủ sớm như thế nào?

 Muốn bảo vệ sức khỏe, khắc phục bằng cách nào?

 Bữa tối không nên ăn quá nhiều thức ăn, đầy bụng cũng sẽ là nguyên nhân ảnh hưởng đến chất lượng giấc ngủ, bạn có thể uống một chút sữa ấm trước khi đi ngủ sẽ giúp ngủ nhanh, nhưng đừng uống quá nhiều, nước và đồ uống khác cũng ít uống, tránh việc phải thức dậy đi vệ sinh vào ban đêm.

Bạn có thể giữ cho mình tâm trạng bình tĩnh và đọc một cuốn sách hoặc xem một số tin tức trước khi đi ngủ, nhưng cố gắng đừng để bản thân bị kích thích, nó sẽ khiến bạn thêm tỉnh táo và khó ngủ hơn.

Có ý thức cho phép bản thân rơi vào trạng thái bình tĩnh trước khi đi ngủ cũng là một điều quan trọng nên làm.

Bạn nên dành thời gian để tập thể dục, chỉ cần một số động tác hoặc hoạt động đơn giản như đi bộ, chạy, đi xe đạp hoặc tập thể dục tại chỗ. Thực hiện các bài tập hoặc chơi thể thao hàng ngày, sau giờ làm việc là điều vô cùng hiệu quả để có giấc ngủ tốt hơn.

Sau khi tập, cơ bắp sẽ được thư giãn, và bạn sẽ có cảm giác mệt mỏi nhất định, giúp bản thân rơi vào giấc ngủ nhanh hơn.Một số người thường duy trì thói quen đi ngủ rất muộn, sau đó lại ngủ kéo dài đến 11 giờ trưa hôm sau mới dậy, dẫn đến ngày thì buồn ngủ, đêm lại tỉnh táo.

Nếu bạn muốn duy trì được thói quen dậy sớm vào buổi sáng, thì ngay sau khi tỉnh lại, nên rời khỏi giường, không nên nằm lười. Đây là cách nhanh nhất để “rèn” cho mình thói quen đi ngủ sớm, dậy sớm.

Nguồn: Gia đình Việt Nam