Dòng sự kiện:

Giải tỏa nỗi lo lắng của cha mẹ về mức độ an toàn khi tiêm chủng cho trẻ

21:09 25/08/2015
Hiện tượng cha mẹ không cho trẻ đi tiêm phòng đầy đủ ngày càng tăng, mặc dù đã có đủ các loại vaccine phòng ngừa các bệnh thường gặp.

Trước thực tế có một số vụ việc trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ chết vì tiêm vaccine đã khiến nhiều bậc phụ huynh có tâm lý e ngại cho rằng tiêm phòng không an toàn cho trẻ. Hiện tượng cha mẹ không cho trẻ đi tiêm phòng đầy đủ ngày càng tăng, mặc dù đã có đủ các loại vaccine phòng ngừa các bệnh thường gặp. Trước tình trạng trên, ông Trần Đắc Phu - Cục trưởng Cục Y tế dự phòng (Bộ Y tế) đã có nhiều chia sẻ về vấn đề này.

Tiêu chủng được áp dụng trên toàn quốc.

PGS.TS Trần Đắc Phu cho biết, trên thế giới hiện có gần 30 bệnh truyền nhiễm có vaccine phòng ngừa như: Lao, tả, bạch hầu, cúm B, viêm gan A, B, ung thư cổ tử cung HPV, cúm mùa, viêm não Nhật Bản B, sởi, viêm màng não, quai bị, ho gà, bại liệt, dại, rotavirus, uốn ván, thương hàn, thủy đậu, sốt vàng...

Các vaccine mới để phòng, điều trị các bệnh như: HIV, viêm gan C, ung thư, sốt rét… cũng đang được thử nghiệm, hứa hẹn sẽ cho kết quả tốt.

Các loại vaccine này được kiểm định nghiêm ngặt cả quốc tế và trong nước. Rồi mới đưa vào sử dụng rộng rãi ở các nước, trong đó có Việt Nam.

“Chương trình tiêm chủng mở rộng” của Việt Nam đã và đang tiến hành trên 12 bệnh với 10 loại vaccine khác nhau và miễn phí tại trạm y tế xã, phường trên toàn quốc. Chỉ có số ít vaccine khác được tiêm dưới hình thức dịch vụ như: Vaccine dại, quai bị, thủy đậu, ung thư cổ tử cung...

Những điều gia đình phải nhớ khi đưa trẻ đi tiêm phòng?

Cha mẹ cần chuẩn bị những kiến thức cần thiết khi đưa con đi tiêm phòng.

Ông Phu cũng khuyến cáo: “Trước tiên, cần phải quan tâm trẻ có khỏe hay đang ốm, mắc bệnh gì mà có thể chống chỉ định hoặc tạm hoãn tiêm chủng hay không?”.

Cha mẹ cần chú ý mang sổ, phiếu tiêm chủng đẩy đủ khi đưa trẻ đi tiêm để được theo dõi lịch tiêm chủng cho con mình. Bên cạnh đó, cập nhật tình hình sức khỏe của trẻ ở lần tiêm thuốc đầu tiên để cán bộ y tế kiểm tra sức khỏe của bé trước khi tiêm. Tất cả những triệu chứng: Đang ốm, sốt, sinh non, tiền sử bệnh tật, tiền sử dị ứng, có phản ứng mạnh…cha mẹ cần miêu tả kỹ lưỡng và rõ ràng để có sự tư vấn chu đáo nhất.

Đồn thời, cha mẹ phải theo dõi biến động sức khỏe của trẻ tại nhà ít nhát 24 giờ sau khi tiêm chủng để cách khắc phục những tình trạng kháng thuốc của cơ thể bé. Trực tiếp đến gặp cán bộ y tế để được tư vấn cách chăm sóc.

 Dạy cha mẹ cách phản xạ theo các phản ứng của tiêm chủng

PGS.TS Trần Đắc Phu cho biết, khi tiêm chủng vaccine là đưa kháng nguyên vào cơ thể con người nên có thể có những phản ứng từ nhẹ đến nặng. Tất nhiên, những điều này đã được khuyến cáo của Tổ chức Y tế Thế giới hoặc các nhà sản xuất theo từng loại vaccine về các loại phản ứng hoặc là tỉ lệ phản ứng có thể xảy ra.

Luôn bên cạnh theo dõi và chăm sóc trẻ trong 24 giờ sau khi tiêm chủng.

Dưới đây là một số phản ứng thông thường trẻ hay gặp sau tiêm chủng và các biện pháp chăm sóc:

- Sốt nhẹ (dưới 38,5 độ C):  Cha mẹ đừng quá mất bình tĩnh vì đây là tình trạng thông thường xuất hiện ở trẻ mới tiêm phòng. Hãy cho trẻ uống nhiều nước, ăn uống bình thường, nằm chỗ thoáng. Nếu rẻ bị bệnh về tim mạch, viêm phổi hoặc có tiền sử sốt cao co giật, có thể dùng thuốc hạ sốt khi thân nhiệt trên 38 độ C. Phản ứng tại chỗ gồm các triệu chứng đỏ hoặc sưng tấy chỗ tiêm.

- Trường hợp bị sốc phản vệ cũng thường xuất hiện trong hoặc ngay sau khi tiêm chủng với các triệu chứng như: Trẻ mẩn ngứa, phát ban đỏ, mày đay, phù Quincke; Mạch nhanh, nhỏ khó bắt, huyết áp tụt có khi không đo được; Khó thở, nghẹt thở; Đau quặn bụng, đi vệ sinh không tự chủ; Đau đầu, chóng mặt, đôi khi hôn mê; Choáng váng, vật vã, co giật. Cần dừng ngay việc tiêm, tiến hành cấp cứu sốc phản vệ theo phác đồ của Bộ Y tế và chuyển bệnh nhân đến đơn vị hồi sức tích cực của bệnh viện gần nhất.

- Phản ứng quá mẫn cấp tính thường xảy ra trong vòng 2 giờ sau khi tiêm chủng với triệu chứng như: Trẻ thở khò khè, ngắt quãng do co thắt khí phế quản, phù nề thanh quản; Phát ban, phù nề ở mặt hoặc toàn thân. Cần cho trẻ dùng các thuốc kháng histamin, phòng ngừa bội nhiễm, đảm bảo nhu cầu dịch và dinh dưỡng. Trường hợp phản ứng nặng cần cho thở ô xy và xử trí như sốc phản vệ. Cho trẻ uống nhiều nước, đảm bảo nhu cầu dinh dưỡng. Cha mẹ nên cho trẻ dùng thuốc hạ sốt hiệu quả và an toàn.

 [mecloud]oAP6u60i0a[/mecloud]

NHƯ Ý (Tổng hợp)

                                                                                          Nguồn: Người đưa tin