Giảm đau bụng kinh bằng thuốc có gây vô sinh không?
Thống kinh là hiện tượng đau bụng, đau xuyên ra cột sống, lan xuống hai đùi, lan ra toàn bộ bụng. Kèm theo có thể đau đầu, căng vú, buồn nôn, thần kinh bất ổn định…
Thống kinh thường có nguyên nhân do tâm lý, thần kinh. Một số trường hợp có nguyên nhân thực thể tại tử cung gây nên như lạc nội mạc tử cung, chít hẹp lỗ cổ tử cung, tử cung quá đổ sau… làm cho máu kinh khó được dẫn thoát ra ngoài gây nên đau.
Thống kinh có 2 loại: Thống kinh nguyên phát và thống kinh thứ phát.
Thống kinh nguyên phát xuất hiện sớm sau những lần hành kinh đầu tiên, do tâm lý căng thẳng khi thấy chảy máu ở âm đạo, hoặc bị ám ảnh về hiện tượng đau bụng mỗi khi mẹ hay chị gái trong gia đình đến ngày có kinh. Thống kinh nguyên phát có thể các mạch máu của tử cung co thắt gây thiếu máu; tử cung co bóp quá mạnh; ống cổ tử cung hẹp là máu kinh khó thoát ra; tử cung kém phát triển.
Thống kinh thứ phát xuất hiện muộn, thường do viêm, u xơ tử cung, lạc nội mạc tử cung, tư thế bất thường của tử cung; polyp cổ tử cung…
Khi bị thống kinh cần tìm những nguyên nhân thực thể để điều trị tích cực, vì có một tỷ lệ vô sinh ở nữ có liên quan đến bệnh lý lạc nội mạc tử cung.
Để chẩn đoán thống kinh hay lạc nội mạc tử cung cần thăm khám lâm sàng, cận lâm sàng (siêu âm, chụp vòi trứng, nội soi…). Kiểm tra cơ quan sinh dục của bạn, phát hiện các dấu hiệu nghi ngờ lạc nội mạc tử cung ở các cơ quan ngoài cơ quan sinh dục.
Bạn không nên dùng thuốc giảm đau mà không có chỉ định của bác sĩ vì các thuốc giảm đau thường có tác dụng phụ như kích ứng niêm mạc dạ dày, dùng không đúng gây viêm loét dạ dày, hoặc có thuốc gây hại gan… Thậm chí, về lâu dài có thể gây ra hiện tượng nhờn thuốc.
Vì thế, nếu trước mắt thuốc không ảnh hưởng đến vô sinh mà dùng lâu dài cũng sẽ làm hỏng dạ dày.
Ngay từ những ngày đầu đau bụng kinh, bạn chỉ nên áp dụng một số giải pháp an toàn dưới đây. Nếu tình trạng còn kéo dài thì cần đi thăm khám và tư vấn của bác sĩ chuyên khoa.
1. Giữ ấm bụng. Bụng dưới bị lạnh dễ khiến cơ thể phụ nữ không thích nghi kịp, ngoài tay và chân lạnh, đau bụng kinh, cũng làm ham muốn tình dục giảm đi thấy rõ, thờ ơ với việc gần gũi vì sợ các cơn đau.
Khi bị hơi lạnh xâm nhập, mạch máu vùng bụng dưới tắc nghẽn, đảo lộn quá trình tiết dịch nơi âm đạo, gây nên bệnh đau bụng kinh, viêm vùng chậu. Do vậy, giữ ấm vùng bụng là cách tránh được rất nhiều bệnh phụ khoa, giảm đau bụng kinh.
2. Massage nhẹ nhàng phần bụng dưới bằng tay, hoặc chườm bụng bằng túi nước nóng, hoặc giã, xắt lát gừng chườm vào, sẽ giúp giảm đau bụng kinh cực kỳ hiệu quả.
3. Uống trà gừng. Gừng có chứa các tinh chất 6-zingiberol, ginger oil… ức chế sự hợp thành prostaglandin, giúp giảm các cơn co thắt tử cung, không những vậy còn giúp bạn thư giãn và giảm stress. Hãy uống một tách trà gừng nóng có pha thêm chút đường mỗi khi thấy bụng chướng và đau do kinh nguyệt “ghé thăm”, bạn sẽ thấy cơn đau dịu đi.
4. Sữa pha bột quế. Quế chính là một vị thuốc hữu hiệu mỗi khi “đèn đỏ”, chống lại các cơn co thắt tử cung, giúp bạn không còn bị cơn đau bụng kinh “hành hạ” nữa. Bên cạnh đó, sữa có chứa các vitamin và khoáng chất cần thiết cho cơ thể, giúp bạn tăng cường hệ miễn dịch, tăng khả năng chịu đựng các cơn đau.
5. Giữ vùng kín luôn khô ráo. Những ngày hành kinh là lúc vùng kín không sạch sẽ nhất. Vùng kín không được vệ sinh sạch sẽ dễ gây nhiễm khuẩn, các loại bệnh phụ khoa cũng dễ dàng phát triển. Do đó, để giảm các cơn đau bụng kinh khó chịu, những ngày này "cô bé" cần được chăm sóc cẩn thận hơn, phải đảm bảo luôn sạch sẽ, khô ráo và thoáng khí.
6. Chế độ ăn uống, làm việc và nghỉ ngơi hợp lý: Phụ nữ trong những ngày đèn đỏ, chế độ ăn uống cần đa dạng hơn. Hãy ăn nhiều trái cây và rau, ăn cá hai lần một tuần, ưu tiên các loại ngũ cốc và sữa, chọn nhiều thực phẩm vitamin C, E. Ngoài ra, hạn chế ăn đồ lạnh, tanh, thức ăn cay, rất hiệu quả trong việc ngăn ngừa đau bụng kinh.
7. Dán cao hoặc xoa dầu: Một số bạn gái thường xoa dầu nóng hoặc dán cao vào phần bụng dưới để giảm đau vì không có thời gian thực hiện hai phương háp trên.
8. Sữa hoặc sữa chua: Sữa hoặc sữa chua có thể giúp chị em giảm đau bụng kinh. Một nghiên cứu cho thấy những phụ nữ bổ sung 1200mg canxi mỗi ngày sẽ giúp giảm 30% nguy cơ đau bụng kinh so với những người chỉ bổ sung 500 mg canxi mỗi ngày.
9. Tắm muối khoáng: Thêm 1 chén muối và 1 chén bicarbonate natri trong bồn tắm. Tắm bằng nước ấm trong khoảng 20 phút giúp thư giãn cơ bắp và giảm đau bụng kinh hiệu quả.
10. Tập thể dục: Bạn không muốn đến các phòng tập thể dục trong kỳ "nguyệt san". Tuy nhiên trên thực tế, một số bài tập nhẹ nhàng có thể giúp đỡ bạn rất nhiều trong việc làm giảm đau bụng kinh. Bạn có thể đi bộ nhanh hoặc đạp xe đạp trong những ngày này, vừa là để hít thở không khí trong lành, vừa giúp thư giãn các cơ, thoái mái tinh thần và giảm khó chịu trong những ngày "đến tháng".
Chi Chi (Tổng hợp)
Nguồn: Gia đình Việt Nam
Video xem nhiều nhất: [mecloud]luKf0bjvvV[/mecloud]
- Thực đơn cơm nhà 4 món chưa tới 100.000 đồng, rất thích hợp cho ngày mát trời
- 10 kiểu tóc uốn layer phù hợp với mọi gương mặt chẳng bao giờ lo lỗi mốt
- Bạn trai tung ảnh tình tứ bên H'Hen Niê, vẫn dùng cách quen thuộc để che mặt đối phương
- 4 loại vắc-xin dịch vụ rất cần cho trẻ nhỏ: Cha mẹ nhớ kỹ
- 1Dấu hiệu nhận biết "100%" mẹ bầu mang thai bé trai
- 2Hướng dẫn cách cho trẻ ăn hoa quả theo từng tháng tuổi
- 3Mang thai con đầu lòng thường bao nhiêu tuần thì sinh?
- 4"Chuẩn không cần chỉnh" cách tính sinh trai, gái của cổ học phương Đông
- 511 biểu hiện bất thường ở cơ quan sinh dục bé trai mẹ không được bỏ qua