Dòng sự kiện:

"Giật mình" hội chứng đột tử ở trẻ sơ sinh "không báo trước"

18:48 29/07/2015
SIDS là nguyên nhân hàng đầu gây ra tử vong cho các bé từ 1 tháng đến 1 năm tuổi. Hội chứng không hề có bất cứ dấu hiệu báo trước nào, điều này khiến nhiều gia đình lo sợ.

Hội chứng đột tử ở trẻ sơ sinh (SIDS) là căn bệnh nguy hiểm chưa có lời giải thích của khoa học. SIDS là nguyên nhân hàng đầu gây ra tử vong cho các bé từ 1 tháng đến 1 năm tuổi. Hội chứng không hề có bất cứ dấu hiệu báo trước nào, điều này khiến nhiều gia đình lo sợ.

Hội chứng đột tử ở trẻ sơ sinh khiến nhiều gia đình lo ngại.

Mỗi năm có khoảng 2300 trẻ mất vì đột tử tại Hoa Kỳ. SIDS ảnh hưởng nhiều nhất đến các bé từ 1 đến 4 tháng tuổi; 90% các ca là bé nhỏ hơn 6 tháng tuổi. Mặc dù SIDS có thể xảy ra khi bé không ở trong nôi, nó vẫn được xem là cái chết trong nôi vì hầu hết các trường hợp tử vong xảy ra khi bé ngủ, thường vào khoảng từ 10 giờ tối đến 10 giờ sáng. Ban đêm không phải là khoảng thời gian duy nhất có thể xảy ra SIDS, nên nếu con bạn được gửi đến dịch vụ chăm sóc ban ngày, bạn cần biết rằng khoảng 20% các ca tử vong do SIDS xảy ra tại các dịch vụ này, theo một nghiên cứu công bố trên tạp chí Nhi Khoa năm 2000.

Các nhà nghiên cứu đã tìm hiểu rất nhiều về SIDS trong ba thập kỷ qua, nhưng họ vẫn chưa có câu trả lời chính xác cho câu hỏi này. Hầu hết các chuyên gia tin rằng SIDS xảy ra khi bé có một vấn đề tiềm ẩn (như sanh non hay hoạt động bất thường của tim, hoạt động thở hay tỉnh giấc) và tiếp xúc với các nguyên nhân cụ thể (như nằm sấp khi ngủ hay ngủ trên nệm mềm) trong quá trình phát triển.

Hãy quan tâm đến giấc ngủ của con bạn ngay từ bây giờ.

Một nghiên cứu công bố vào tháng 2 năm 2010 trên Tạp Chí của Hiệp Hội Y Khoa Hoa Kỳ cũng gợi ý về một số khả năng tiềm ẩn khác. Các nhà nghiên cứu tìm ra rằng các trẻ sơ sinh từ vong do SIDS có mức serotonin trong tế bào não thấp hơn bình thường. Serotonin là chất giúp điều hoà nhịp thở, nhịp tim và huyết áp trong khi ngủ.

Dù không biết những nguyên nhân chính xác để phòng tránh căn bệnh nguy hiểm cho trẻ nhưng một số yếu tố dẫn đến tử vong ở trẻ khi mắc phải đã được cảnh báo.

- Trẻ sanh non hay có cân nặng khi sanh rất thấp: Trẻ càng sanh non, càng có nguy cơ SIDS cao. Cũng như thế, trẻ có cân nặng khi sinh càng thấp thì nguy cơ càng cao.

- Trẻ được sanh khi mẹ dưới 20 tuổi: Các bà mẹ thiếu niên thường có con tử vong vì SIDS nhiều hơn các bà mẹ trên 20 tuổi.

- Trẻ có nhiều anh chị em, nhất là khi khoảng cách tuổi của các trẻ rất gần: Nguy cơ SIDS tăng dần với từng đứa con mà bạn có.

- Trẻ trải qua biến cố đe doạ tính mạng (ALTE): Các trẻ trải qua biến cố đe doạ tính mạng (ngưng thở và tím tái, lịm đi và phải hồi sức) có nguy cơ SIDS cao hơn.

- Trẻ trong nhóm có các yếu tố về nhân chủng học cụ thể: Tỉ lệ SIDS cao hơn cho những người Mỹ gốc Phi và những người Ấn Độ gốc Mỹ; tỉ lệ này thấp hơn với người châu Á và người Mỹ gốc Tây Ban Nha. Tỉ lệ mắc SIDS ở các trẻ người Mỹ gốc Phi, người Ấn gốc Mỹ và các cư dân Alaska cao hơn gấp đôi tỉ lệ các trẻ Cáp-ca. Một số nhà nghiên cứu đặt ra giả thuyết về văn hoá trong việc cho bé nằm sấp khi ngủ của một số nhóm làm tăng nguy cơ SIDS.

Mẹ hãy luôn luôn quan sát để nắm rõ tình hình của bé.

SIDS bạn nên chú ý điều gì?

Đặt bé ngủ nằm ngửa: giúp bé dễ thở hơn và dễ nhận biết các dấu hiệu bất thường ở trẻ.

Đặt bé ngủ trên bề mặt vững chải: giường cũi, xe đẩy, hay bất cứ thiết bị gì mà bạn đặt bé vào cũng cần phải đạt các yêu cầu an toàn về kỹ thuật. Khi mua hoặc sử dụng một sản phẩm như thế dành cho bé, bạn cần luôn kiểm tra thông tin về sản phẩm xem có bị trục trặc kỹ thuật hay nhà sản xuất có thông báo thu hồi lại vì lỗi kỹ thuật hay không. Tuyệt đối không sử dụng xe nôi bị hư hoặc mất các bộ phận cũng như thiếu tay vịn. Khăn trải giường phải luôn vừa vặn với tấm nệm. Không đặt chăn hoặc gối giữa các tấm nệm và khăn trải giường. Không bao giờ đặt được bé ngủ trên ghế, sofa, giường nước, đệm lót hoặc da cừu.

Không để các vật mềm, các bộ đồ giường (chăn, gối, nệm, khăn trải giường) rộng thùng thình hoặc bất kỳ thứ gì có thể tăng nguy cơ khiến bé mắc kẹt, ngạt thở hoặc bóp nghẹt gần hoặc trong nôi. Bạn nên biết gối, chăn bông, da cừu, các vật kê, lót hoặc các đồ chơi nhồi bông cũng có thể khiến bé bị ngộp thở. Lưu ý: Nghiên cứu không chỉ ra rằng khi nào thì những món đồ này an toàn 100% trong nôi, tuy nhiên hầu hết các chuyên gia đều đồng tình rằng sau 12 tháng tuổi thì những đồ vật này ít gây nguy cơ nguy hiểm cho các bé hơn.

Không cho bé ngủ chung giường người lớn. Bạn có thể để bé nằm nôi và đặt chung phòng bạn ngủ để dễ dàng theo dõi hoặc cho bé bú nhưng không nên đặt bé nằm chung giường với cha mẹ. Nnhững bé ngủ chung giường với bố mẹ đều có nguy cơ bị SIDS, ngộp thở hoặc bị bóp nghẹt. Trên thực tế, cha mẹ bé có thể lăn vào bé trong lúc ngủ hoặc bé có thể bị kẹt trong mớ chăn và tấm trải giường.


Cho bé bú càng nhiều và càng lâu càng tốt. Nghiên cứu cho thấy việc cho con bú bằng sữa mẹ có thể giúp giảm nguy cơ SIDS.

Lên kế hoạch và đi thăm những đứa trẻ khỏe mạnh. Điều này giúp bé của bạn nhận được sự tạo miễn dịch quan trọng thông qua việc tiếp xúc như thế. Bằng chứng gần đây cho thấy việc tạo miễn dịch này có hiệu quả bảo vệ trẻ chống lại SIDS.

Giữ bé tránh xa khỏi những người hút thuốc hoặc nơi có khói thuốc. Nếu bạn hút thuốc, hãy cố bỏ. Tuy nhiên, cho đến khi bạn có thể bỏ được thuốc lá, hãy giữ xe và nhà bạn không có khói thuốc. Đừng hút thuốc trong xe hơi và đừng hút thuốc ở bất kỳ đâu gần bé, ngay cả khi cả hai đang ở ngoài trời.

Đừng để bé bị nóng. Bạn cần giữ nhiệt độ phòng bé thoáng mát. Để giữ ấm cho bé, bạn chỉ nên mặc đồ cho bé tối đa chỉ thêm một lớp so với đồ bạn mặc. Nếu ngực bé sờ vào thấy nóng hoặc bé đổ mồ hôi, có nghĩa là bé của bạn đang nóng. Nếu bạn sợ bé bị lạnh, hãy mặc cho bé các bộ đồ ngủ cho trẻ sơ sinh vốn được thiết kế để giữ ấm cho bé mà không có nguy cơ che đầu bé.

Cho bé ngậm núm vú giả lúc ngủ. Điều này có thể giúp giảm nguy cơ SIDS. Nếu bạn đang cho con bú bằng sữa mẹ, hãy chờ đến khi bé quen việc bú sữa mẹ rồi hãy cho bé ngậm núm vú giả. Thường điều này mất từ 3 đến 4 tuần. Nếu bé không muốn ngậm núm vú giả cũng không sao. Bạn có thể thử cho bé ngậm lại sau đó, nhưng thực tế có một số bé không thích ngậm núm vú giả. Nếu bé của bạn ngậm và bị rơi ra trong lúc bé ngủ, bạn không cần phải cho bé ngậm lại.

[mecloud]tVGqhHPd1J[/mecloud]

Không dùng máy theo dõi tim tại nhà để giúp giảm nguy cơ SIDS. Một số máy theo dõi tim tại nhà có thể giúp ích cho các bé có vấn đề về thở hay tim nhưng không có nghiên cứu nào cho chúng những thiết bị này có thể giảm nguy cơ SIDS.

Không sử dụng các sản phẩm tự quảng cáo là giảm nguy cơ SIDS. Những sản phẩm như cái nêm, bộ định vị (để giữ bé ngủ cố định), những chiếc đệm đặc biệt và những mặt phẳng ngủ chuyên dụng chưa cho thấy là có khả năng giảm nguy cơ SIDS. Hơn nữa, một số trẻ sơ sinh đã bị ngạt thở khi sử dụng những sản phẩm này.

Cần nhớ thời gian bé nằm bụng

Hãy cho bé của bạn nhiều thời gian nằm bụng khi bé tỉnh giấc và nhận thức được xung quanh. Điều này sẽ giúp tăng cường cho các cơ ở cổ và tránh những điểm phẳng trên đầu bé. Tuy vậy, bạn cũng cần lưu ý phải luôn ở bên cạnh trẻ trong suốt thời gian để bé nằm bụng, đồng thời cần đảm bảo bé đã tỉnh và nhận thức được xung quanh.


Không nên để bé ngủ chung giường với cha mẹ. Hãy mua riêng cho bé một chiếc nôi đặt bên cạnh giường bố mẹ để dễ dàng kiểm tra và chăm sóc bé.

Nuôi con bằng sữa mẹ cũng góp phần giảm nguy cơ đột tử ở trẻ.

 

NHƯ Ý (Tổng hợp)

Nguồn: Người đưa tin