Giúp mẹ trị ngạt mũi cho trẻ hiệu quả tại nhà
Nguyên nhân khiến bé bị nghẹt mũi
Nguyên nhân đầu tiên đó là do nhiễm khuẩn, đây cũng là nguyên nhân thường gặp nhất gây ngạt mũi ở trẻ sơ sinh. Đôi khi dị ứng cũng làm trẻ sơ sinh bị ngạt mũi. Nếu bé bị ngạt mũi do nhiễm khuẩn hay dị ứng thường bệnh chỉ kéo dài 2 – 3 ngày là khỏi. Nếu bị ngạt mũi do trào ngược axit, viêm xoang hay nhiễm khuẩn thứ cấp khiến dịch mũi đổi màu bệnh có thể kéo dài đến 2 tuần, nếu không chữa trị đúng cách. Ngạt mũi kéo dài sẽ gây ảnh hưởng không tốt tới sức khỏe của bé, vì vậy bạn nên đưa bé đi khám nếu ngạt mũi kéo dài.
Chỉ với những mẹo đơn giản dưới đây sẽ giúp mẹ trị nghẹt mũi cho trẻ hiệu quả không cần thuốc. Ảnh minh họa.
Cách trị ngạt mũi cho trẻ hiệu quả tại nhà
Nước muối
Nước muối là một phương thuốc phổ biến lại an toàn chữa nghẹt mũi cho bé. Bạn có thể mua thuốc nhỏ mũi dạng muối sinh lý hay dạng nước biển (dùng được cho các bé) hoặc bạn tự chuẩn bị nước muối nhỏ mũi cho con ngay tại nhà. Để làm nước muối nhỏ mũi cho con rất đơn giản, bạn chỉ cần pha một cốc nước ấm với một nửa thìa cafe muối ăn là được. Khi nhỏ giọt dung dịch nước muối vào lỗ mũi của bé cần lưu ý, chỉ một giọt cho mỗi lỗ mũi là đủ.
Hút mũi
Hầu hết các bé dưới 2 tuổi chưa biết cách xì mũi để tự làm sạch mũi. Do đó, mẹ cần hỗ trợ hút dịch mũi ra cho bé bằng dụng cụ dạng cao su mềm như quả bóng tròn.
Cách dùng ống hút mũi
Đặt bé nằm trong lòng mẹ. Ban đầu, mẹ nhỏ vài giọt nước muối sinh lý vào mũi trẻ. Bóp nhẹ bầu ống hút mũi để tạo chân không, sau đó nhẹ nhàng đưa đầu bút vào một bên mũi bé. Từ từ thả bầu bút để các chất dịch được nhẹ nhàng hút ra ngoài. Phương pháp này áp dụng hiệu quả nhất cho các bé dưới 6 tháng tuổi.
Xông hơi
Hơi nước trong phòng tắm chẳng hạn là một trong những biện pháp tốt để khắc phục ngạt mũi cho bé. Tiếp xúc với hơi nước có thể giúp làm loãng các đờm được hình thành trong mũi bé. Điều này cũng giúp mũi được thông thoáng và khiến bé dễ thở.
Hít tinh dầu
Hít hương dầu khuynh diệp, hoặc xông mũi bằng nước nóng hòa với muối để giúp giảm nhẹ triệu chứng.
Sử dụng máy tạo hơi ẩm
Tại sao cần dùng máy tạo hơi ẩm? Không khí ẩm là một loại thuốc thông mũi tự nhiên tuyệt vời, làm dịu đi sự khô hanh của những ngày đông, giúp bé giảm khô mũi, giảm những cơn ho kho khè. Chạy máy hơi nước trong phòng qua đêm giúp hỗ trợ hiệu quả cho quá trình hô hấp của trẻ.
Bổ sung thêm nước cho trẻ
Việc tăng cường lượng chất lỏng với các sản phẩm sữa mẹ , sữa bột, sữa bò tươi, nước và súp, giúp bổ sung lượng nước cần thiết để có đề kháng tốt với các loại vi trùng cũng như chống nhiễm trùng.
Xoa bóp
Nếu bị nghẹt mũi trái hãy nằm nghiêng về phía bên phải và ngược lại. Dùng ngón trỏ bấm vào huyệt gọi là nghinh hương ở hai bên cánh mũi, vài ba phút sẽ thấy hiệu quả ngay.
Kê gối cao và day cánh mũi cho trẻ khi ngủ
Đây là cách xưa nay các mẹ hay dùng, cũng rất hiệu quả! Bởi nếu để gối của trẻ thấp như ngày thường, bé sẽ gặp khó khăn hơn khi thở. Đồng thời, khi bé ngủ, mẹ nên dùng 2 mu bàn tay day day cánh mũi cho bé, bảo đảm bé sẽ dễ chịu hơn rất nhiều.
Lưu ý: Nhỏ mũi cho trẻ đúng cách
Bước 1: Đặt trẻ nằm ngửa nghiêng đầu nhẹ sang 1 bên. Đặt vòi phun chai nước muối biển vào sát vách lỗ mũi, chú ý không được dí sâu vào trong mũi bé.
Bước 2: Nhỏ nước muối sinh lý 0,9% hoặc nước muối biển pha loãng vào mũi khoảng 2 giọt, chú ý khi nhỏ không được đặt đầu ống nhỏ vào sâu mũi của bé.
Bước 3: Lặp lại động tác trên với đầu trẻ nghiêng về bên còn lại.
Bước 4: Sau đó khoảng từ 30 giây đến 1 phút khi nước muối sinh lý đã thấm vào làm loãng dịch mũi trong hốc mũi, dùng bóng hút hút đờm nhớt dịch mũi ra. Khi dùng bóng hút hút dịch một bên thì bóp xẹp bóng hút, đưa đầu hút vào trong cửa mũi tuyệt đối không được đưa sâu vào mũi trẻ, lấy tay bít mũi bên kia rồi đột ngột buông bóng phình ra.
Bước 5: Rửa bóng hút mũi: bóp mạnh bóng hút mũi để đàm nhớt trong bóng xì vào cái khăn hoặc miếng giấy. Sau khi hút hết cả hai hốc mũi bóng hút được làm sạch bằng cách hút xả nhiều lần dưới vòi nước.
Mai Nguyên (Tổng hợp)
Nguồn: Gia đình Việt Nam
- Cách phòng bệnh sổ mũi cho trẻ vào dịp giao mùa
- Mách mẹ cách bảo vệ bé khỏi bệnh sổ mũi không phải ai cũng biết
- Trẻ thường xuyên bị sổ mũi, cha mẹ nên làm gì?
- 70% nữ giới bị suy giãn tĩnh mạch chân: Đừng bỏ lỡ 5 giải pháp tiết kiệm và an toàn này
- Mẹ bỉm sữa được lợi gì nếu dùng nước muối sinh lý đơn liều để vệ sinh mắt mũi cho trẻ
- 4 loại thảo dược hỗ trợ đắc lực cho bệnh giãn tĩnh mạch chân
- Thảo dược quý từ Pháp khắc tinh của bệnh giãn tĩnh mạch sâu chi dưới
- Thực đơn cơm nhà 4 món chưa tới 100.000 đồng, rất thích hợp cho ngày mát trời
- 10 kiểu tóc uốn layer phù hợp với mọi gương mặt chẳng bao giờ lo lỗi mốt
- Bạn trai tung ảnh tình tứ bên H'Hen Niê, vẫn dùng cách quen thuộc để che mặt đối phương
- 4 loại vắc-xin dịch vụ rất cần cho trẻ nhỏ: Cha mẹ nhớ kỹ
- 1Dấu hiệu nhận biết "100%" mẹ bầu mang thai bé trai
- 2Hướng dẫn cách cho trẻ ăn hoa quả theo từng tháng tuổi
- 3Mang thai con đầu lòng thường bao nhiêu tuần thì sinh?
- 4"Chuẩn không cần chỉnh" cách tính sinh trai, gái của cổ học phương Đông
- 511 biểu hiện bất thường ở cơ quan sinh dục bé trai mẹ không được bỏ qua