Hà Nội: Dịch sốt xuất huyết đã giảm nhưng vẫn diễn biến phức tạp
Đặc biệt, các quận, huyện trọng điểm của dịch số ca mắc đã giảm, cụ thể quận Thanh Xuân giảm 122 trường hợp, quận Hà Đông giảm 80 trường hợp, quận Hai Bà Trưng giảm 77 trường hợp, quận Hoàng Mai giảm 65 trường hợp... Tuy nhiên, một số huyện ngoại thành có số ca mắc lại tăng hoặc tương đương tuần trước như: Hoài Đức tăng 19 trường hợp, Thường Tín tăng 13 trường hợp và huyện Ứng Hòa tăng 13 trường hợp...
Sở Y tế Hà Nội nhận định số ca mắc sốt xuất huyết có giảm so với hai tuần đầu tháng 8 nhưng dự báo dịch vẫn diễn biến phức tạp, tiềm ẩn nguy cơ gia tăng ca mắc mới, nhất là khi thời tiết mưa nhiều và học sinh, sinh viên bắt đầu vào năm học mới.
Điều trị cho bệnh nhân bị mắc sốt xuất huyết tại khoa Truyền nhiễm - bệnh viện Bạch Mai - Hà Nội. Ảnh: Dương Ngọc/TTXVN
Để phòng chống dịch sốt xuất huyết, các quận, huyện đang tiếp tục vận động, tuyên truyền về phòng, chống dịch; triển khai tổng vệ sinh môi trường tại các khu vực công cộng, các hộ dân cư, hộ kinh doanh, các trường học, công trường… Mặt trận Tổ quốc quận, các đoàn giám sát cơ sở tăng cường chỉ đạo, đôn đốc kiểm tra, giám sát việc phun thuốc diệt muỗi, bọ gậy… Các quận, huyện tăng cường lực lượng xung kích từ các trường đại học, tại phường, xã cùng tham gia công tác phòng, chống dịch.
Tuy nhiên, Sở Y tế cũng thừa nhận, hiện nay công tác xử lý ổ dịch vẫn chưa triệt để, vẫn còn nhiều dụng cụ chứa nước chưa được xử lý. Hoạt động của Tổ giám sát chưa tốt, đội xung kích kiểm tra chưa sát sao; việc vận động, tuyên truyền chưa tác động nhiều đến hành động, nhận thức của người dân. Theo thống kê, tỷ lệ phun thuốc tại các quận, huyện mới đạt 70 - 80%; hộ gia đình không đồng ý phun thuốc, phun thuốc không đúng kỹ thuật và còn sót ổ bọ gậy vẫn chiếm tỷ lệ cao.
Sở Y tế đã đề nghị các quận, huyện cần quyết liệt, đẩy mạnh hơn nữa các biện pháp phòng chống dịch bệnh, chú trọng tuyên truyền, vận động người dân chuyển từ nhận thức đến hành động. Các quận, huyện triển khai sâu rộng phun thuốc diệt muỗi trưởng thành, diệt bọ gậy; phát huy mạnh hơn vai trò của các đội xung kích, tổ giám sát; đảm bảo 100% các trường học tại địa phương được phun thuốc phòng, chống dịch.
Ngoài ra, các địa phương tổ chức tốt việc phân tuyến, phân luồng bệnh nhân để đảm bảo công tác điều trị bệnh tại các bệnh viện; chú ý đẩy mạnh phòng, chống dịch; phun thuốc diệt muỗi, bọ gậy ngay từ chính các cơ quan nhà nước, địa phương. Các đoàn giám sát của thành phố và các cơ sở y tế sẽ tiếp tục thanh tra sát sao công tác phòng, chống dịch sốt xuất huyết tại các quận, huyện trong thời gian tới.
Nguồn: Gia đình Việt Nam
- Vì sao Hà Nội vẫn chưa kiểm soát được dịch sốt xuất huyết?
- Sai lầm khi phòng chống sốt xuất huyết người dân hay mắc phải
- Dịch sốt xuất huyết có xu hướng chững lại nhưng vẫn ở mức cao
- Hà Nội khống chế được trên 1.400 ổ bệnh sốt xuất huyết
- Nguyên nhân khiến gần 20.000 trường hợp mắc sốt xuất huyết
- Những lưu ý cần thiết khi chăm sóc trẻ sốt xuất huyết
- Bật xi nhan nhưng không rẽ, xi nhan nhầm hướng có bị phạt không?
- 12 trường hợp dù đi đúng tuyến vẫn không được hưởng BHYT, 5 trường hợp trái tuyến lại được chi trả 100%
- Ngành học "khó nhằn" nhưng không sợ thất nghiệp: Lương có thể tới 40 triệu đồng/tháng
- Năm học 2022-2023: Học phí tại Hà Nội có thể tăng gấp đôi
- Thực đơn cơm nhà 4 món chưa tới 100.000 đồng, rất thích hợp cho ngày mát trời
- 10 kiểu tóc uốn layer phù hợp với mọi gương mặt chẳng bao giờ lo lỗi mốt
- Bạn trai tung ảnh tình tứ bên H'Hen Niê, vẫn dùng cách quen thuộc để che mặt đối phương
- 4 loại vắc-xin dịch vụ rất cần cho trẻ nhỏ: Cha mẹ nhớ kỹ
- 1Dấu hiệu nhận biết "100%" mẹ bầu mang thai bé trai
- 2Hướng dẫn cách cho trẻ ăn hoa quả theo từng tháng tuổi
- 3Mang thai con đầu lòng thường bao nhiêu tuần thì sinh?
- 4"Chuẩn không cần chỉnh" cách tính sinh trai, gái của cổ học phương Đông
- 511 biểu hiện bất thường ở cơ quan sinh dục bé trai mẹ không được bỏ qua