Hà Nội: Nguy cơ bùng phát dịch tay chân miệng rất lớn, 6 điều cha mẹ không được bỏ qua
Tính từ đầu năm 2018, theo thống kê của Sở Y tế Hà Nội đã ghi nhận 744 trường hợp mắc tay chân miệng. Trong đó, có khoảng 200 trường hợp chẩn đoán bị tay chân miệng riêng tại Bệnh viện Nhi trung ương. Tình trạng này dấy lên lo ngại nguy cơ bùng phát dịch nếu không có chiến dịch phòng bệnh kịp thời.
Để chủ động phòng chống dịch tay chân miệng, người dân cần nâng cao sức đề kháng và tăng cường công tác vệ sinh môi trường, khử khuẩn. Đặc biệt, cần lưu ý triển khai vệ sinh môi trường thường xuyên tại các nhà trẻ, mẫu giáo trên địa bàn.
Thực chất, tay chân miệng là bệnh lành tính, ở thể nhẹ có thể chữa khỏi tại nhà. Tuy nhiên, nếu không được điều trị và chăm sóc kịp thời, bệnh có thể chuyển sang độ nặng hơn. Thêm vào đó, thời điểm này lại đang rất thuận lợi cho virus gây bệnh phát triển và lây lan. Vì thế, cha mẹ cần hết sức lưu ý phòng tránh cho con và lưu ý phát hiện sớm dấu hiệu bệnh để điều trị kịp thời.
Bệnh tay chân miệng là một nhiễm trùng do vi rút xảy ra ở trẻ nhỏ. Bệnh thường tự khỏi và không đe dọa nhiều đến sức khỏe của trẻ, tuy nhiên bệnh cũng có thể gây ra những biến chứng nguy hiểm.
1. Triệu chứng
Các triệu chứng của bệnh tay chân miệng thường xuất hiện trong vòng 3-5 ngày sau khi tiếp xúc với nhiễm trùng. Thời gian này được gọi là giai đoạn ủ bệnh.
Những triệu chứng sớm của bệnh tay chân miệng gồm:
- Sốt cao - thường khoảng 38-39°C.
- Chán ăn.
- Ho.
- Đau bụng.
- Đau họng.
Đôi khi, bệnh tay chân miệng có thể gây nôn, nhất là nếu do chủng enterovirus 71 gây ra. Những triệu chứng sớm này có thể kéo dài 12-48 giờ.
Loét miệng: Sau 1 hoặc 2 ngày, các nốt đỏ bắt đầu xuất hiện trong miệng, nhất là quanh lưỡi, lợi và mặt trong má.
Đầu tiên, những nốt này có kích thước bằng chiếc cúc áo nhỏ. Sau đó chúng nhanh chóng phát triển thành những vết loét lớn có màu vàng-xám, bao quanh là một vòng tròn đỏ. Thường sẽ có từ 5-10 vết trong miệng.
Những vết này có thể rất đau khiến trẻ khó ăn, uống và nuốt, khiến trẻ rất khó chịu và quấy khóc. Những vết loét miệng này sẽ hết trong vòng 5-7 ngày.
Nổi ban trên da: Rất nhanh sau khi các nốt loét trong miệng xuất hiện, sẽ thấy nổi những nốt nhỏ màu đỏ trên da của trẻ.
Những vị trí hay gặp những nốt này nhất là ở ngón tay, lòng bàn tay, lòng bàn chân và thỉnh thoảng gặp ở mông và háng. Những nốt này có kích thước khoảng 2-5mm, ở giữa có màu xám sẫm và có hình bầu dục.
Những nốt này thường không đau và không ngứa, mặc dù chúng có thể trở thành những mụn nước nhỏ, đôi khi gây đau và tức. Điều quan trọng là không được làm vỡ những nốt này, vì có thể khiến bệnh lây lan.
Các nốt ban trên da và mụn nước có thể kéo dài tới 10 ngày.
2. Nguyên nhân
Bệnh tay chân miệng gây ra bởi một số týp enterovirus khác nhau, nhưng tất cả đều thuộc nhóm enterovirus A. Những týp hay gặp nhất là coxsackievirus A16, A6, A10 và enterovirus 71.
Đầu tiên virus lan đến mô trong miệng, gần amiđan, và xuống hệ tiêu hóa. Sau đó virus có thể lan tới các hạch bạch huyết lân cận và qua máu đi khắp cơ thể. Hệ miễn dịch sẽ chống trả lại virus để ngăn nó lan tới những cơ quan trọng yếu, như não.
Bệnh lây như thế nào?
Các virus gây bệnh tay chân miệng có thể lây theo 2 cách:
- Qua những giọt dịch tiết từ đường hô hấp - gần giống đường lây của cảm cúm.
- Qua các bề mặt nhiễm bẩn hoặc chất thải (phân).
Nguồn: Gia đình Việt Nam
- Bệnh chân tay miệng thường tập trung ở lứa tuổi nào?
- Trường mầm non phải đóng cửa vì bệnh chân tay miệng
- 3 dấu hiệu nặng của trẻ mắc bệnh tay chân miệng mẹ nên chú ý
- Chuyên gia khuyến cáo: Phòng bệnh tay chân miệng không đơn giản như bạn nghĩ
- Sai lầm của cha mẹ dễ khiến con bị biến chứng tay chân miệng
- Thực đơn cơm nhà 4 món chưa tới 100.000 đồng, rất thích hợp cho ngày mát trời
- 10 kiểu tóc uốn layer phù hợp với mọi gương mặt chẳng bao giờ lo lỗi mốt
- Bạn trai tung ảnh tình tứ bên H'Hen Niê, vẫn dùng cách quen thuộc để che mặt đối phương
- 4 loại vắc-xin dịch vụ rất cần cho trẻ nhỏ: Cha mẹ nhớ kỹ
- 1Dấu hiệu nhận biết "100%" mẹ bầu mang thai bé trai
- 2Hướng dẫn cách cho trẻ ăn hoa quả theo từng tháng tuổi
- 3Mang thai con đầu lòng thường bao nhiêu tuần thì sinh?
- 4"Chuẩn không cần chỉnh" cách tính sinh trai, gái của cổ học phương Đông
- 511 biểu hiện bất thường ở cơ quan sinh dục bé trai mẹ không được bỏ qua