Sâu răng
Hàm lượng đường trong kẹo cao su có thể gây sâu răng. Ngoài ra, các hương liệu có tính axit và chất bảo quản trong kẹo gây ra xói mòn men răng.
Ảnh hưởng dạ dày
Bác sỹ khuyên thời gian nhai kẹo cao su không quá 15 phút, những người dạ dày có vấn đề càng không nên ăn nhiều kẹo cao su vì nhai kẹo nhiều sẽ khiến dịch vị trong dạ dày tiết ra quá mức, nhất là khi đói bụng dễ gây cảm giác buồn nôn, đầy bụng khó tiêu, ợ chua, dần dần sẽ mắc phải bệnh viêm, loét dạ dày.
Gây đau đầu
Tưởng chừng kẹo cao su giúp chúng ta giải tỏa căng thẳng, nhưng lại gây đau đầu. Việc hàm chuyển động liên tục gây áp lực lên các dây thần kinh, có thể gây chứng đau nửa đầu.
Mắc hội chứng rối loạn thái dương hàm
Hội chứng rối loạn thái dương hàm là tình trạng khớp giữa hàm trên và hàm dưới không còn hoạt động đúng. Đây là một trong những khớp phức tạp nhất của cơ thể, chịu trách nhiệm thực hiện vận động đưa hàm dưới ra trước, lui sau và sang 2 bên. Nhai cao su lâu có thể gây chứng rối loạn thái dương hàm và sự mất cân bằng của các cơ hàm, có thể dẫn đến đau tai và nhức đầu.
Hội chứng ruột kích thích
Ăn kẹo cao su góp phần làm chứng hội chứng ruột kích thích bị nặng hơn. Khi nhai, chúng ta vô tình nuốt phải khí dư khiến bụng đau và đầy hơi. Các chuyên gia sức khỏe khuyến cáo tránh mở miệng quá rộng khi nhai để hạn chế lượng khí vào bụng.
Gây béo phì
Mọi người thường nhai kẹo cao su để tránh cơn đói. Tuy nhiên, đặc tính của kẹo cao su là kích thích việc thèm ăn mà chúng ta không biết. Vì thế, ngay sau đó, cảm giác thèm những món ăn nhiều chất béo như khoai tây chiên, kẹo, kem sẽ "ập tới" và khiến bạn không thể "cưỡng" lại được.
Cản trở sự trao đổi chất
Nhai nhiều kẹo cao su có thể kích thích nước bọt tiết ra, làm loãng enzym trong khoang miệng khiến việc trao đổi chất chậm hơn.
Ảnh hưởng đến thai nhi
Các chất trong kẹo cao su có thể ảnh hưởng tới sự phát triển của thai nhi trong bụng mẹ. Bên cạnh đó, trẻ em dùng nhiều kẹo cao su có thể gây hóc, dính ruột.
TUỆ ANH (Tổng hợp)
Nguồn: Gia đình Việt Nam