Hậu quả khôn lường khi mẹ cho trẻ sơ sinh ngủ dưới ánh đèn quá sáng
Người ta nói rằng, miễn là chúng ta ngủ đủ số tiếng thì sẽ có sức khỏe tốt. Nhưng thực ra, chỉ một thói quen nhỏ như để đèn khi ngủ cũng sẽ có thể ảnh hưởng đến chất lượng giấc ngủ, thậm chí các vấn đề như tăng cân, bệnh ung thư.
Bác sĩ Jared Bunch, một chuyên gia của Trung tâm chăm sóc sức khỏe tim Intermountain đã tổng hợp một số nghiên cứu và chỉ ra rằng: Đèn ngủ quá sáng có thể gây ra bệnh béo phì, cholesterol tăng cao, thiếu ngủ, là những yếu tố gây hại cho sức khỏe tim mạch.
Ảnh minh họa
1. Làm giảm chất lượng giấc ngủ
Não của chúng ta có cơ quan nội tiết gọi là tuyến tùng quả. Khi cơ thể chìm vào giấc ngủ, nó sẽ sản xuất một lượng lớn melatonin, mạnh nhất là vào khoảng từ 11 giờ đêm cho đến sáng sớm hôm sau. Khi trời sáng nó sẽ ngừng tiết ra hooc-môn này.
Hooc-môn này giúp không chỉ ức chế sự kích thích thần kinh giao cảm của cơ thể, mà còn dẫn đến làm giảm huyết áp, chậm nhịp tim… Vì vậy một giấc ngủ tốt trong bóng tối sẽ khiến cho tim mạch được nghỉ ngơi, hồi phục thể lực, và đóng một vai trò quan trọng trong việc tiêu diệt tế bào ung thư.
Trong thực tế, ánh sáng nhân tạo từ đèn là một loại áp lực, nếu thường xuyên ngủ trong khi bật đèn như vậy sẽ làm cho trẻ rối loạn cảm xúc và tâm lý không ổn định. Thời gian ngủ bị ngắn đi, sẽ dẫn đến ngủ không đủ sâu.
2. Làm suy giảm nhận thức
Các nhà nghiên cứu đã làm một thí nghiệm trên chuột. Những chú chuột phải sống dưới ánh sáng mờ làm kém hẳn những “bài tập” thông thường như chạy vòng tròn, chơi cầu trượt,… Đặc biệt khả năng nhận biết không gian của chúng giảm đi đáng kể, thường xuyên bị va đập vào thành tủ kính.
Bởi do sự thiếu hụt về kết nối giữa các nơ ron ở khu vực hippocampus, vậy nên não bộ sẽ giảm khả năng học tập và bộ nhớ cũng không còn lưu trữ được nhiều nữa. Hay nói cách khác, ánh sáng yếu khiến tiềm thức của chúng ta cũng yếu đi.
Đèn ngủ khiến bé chậm lớn
Khi ngủ, cơ thể trẻ vẫn tiếp tục tiết ra các hormone tăng trưởng, thậm chí một số hormone tăng chiều cao cho trẻ còn tiết ra nhiều nhất vào ban đêm. Bật đèn ngủ không chỉ khiến giấc ngủ của trẻ không sâu mà còn cản trở sự tiết ra những hormone này. Mức độ hormone tăng trưởng giảm sẽ làm chậm tốc độ tăng trưởng, ảnh hướng đến quá trình trao đổi chất bình thường của trẻ sơ sinh.
Gây hại cho hệ thần kinh
Sử dụng đèn ngủ thường xuyên cho trẻ sơ sinh còn ngăn cản quá trình cơ thể bé tiết ra chất melatonin – một loại hooc môn được kích thích tiết ra nhiều nhất khi không có sự xuất hiện của ánh sáng. Não bộ chủ yếu chỉ sản xuất ra chất này vào ban đêm, vì thế mà melatonin còn được gọi là “hooc-môn của bóng tối”.
Melatonin đóng vai trò cực kì quan trọng đến sức khỏe của hệ thần kinh. Nhờ có melatonin mà trẻ có được giấc ngủ sảng khoái, êm đềm vào ban đêm và không bị mệt mỏi, khó chịu khi thức giấc vào buổi sáng. Vì thế, đừng quên tắt đèn khi trẻ ngủ để thiết lập nhịp điệu sinh học trong não bé, điều hòa giấc ngủ tự nhiên và giúp bé luôn có một tâm trạng thư thái, dễ chịu.
Tăng nguy cơ trẻ bị cận thị
Nghiên cứu của một nhóm giáo sư chuyên khoa mắt tại viện Scheie Eye ở in Pennsylvania, Hoa Kỳ (1999) trên 479 trẻ em trong độ tuổi từ 2-16 cho thấy: những trẻ em ngủ với đèn ngủ bật trong phòng trước năm 2 tuổi có nguy cơ bị cận thị cao gấp 5 lần so với những trẻ em ngủ trong bóng tối. Kết quả của nghiên cứu này vẫn còn đang gây khá nhiều tranh cãi nhưng để phòng ngừa, tốt nhất các bậc phụ huynh vẫn nên hạn chế việc để con ngủ dưới ánh đèn.
Giảm khả năng miễn dịch của trẻ
Các nghiên cứu đã chứng minh rằng những em bé ngủ đủ giấc, ngủ sâu trong điều kiện không ánh sáng, cơ thể sẽ sản xuất lượng kháng thể chống virus cao gấp đôi những em bé khác. Vì vậy để con có sức đề kháng tốt, mẹ nên đảm bảo ban đêm khi ngủ, bé không tiếp xúc với ánh sáng mạnh.
Những lưu ý khi tắt đèn ngủ để an toàn cho bé và tiện lợi cho mẹ
- Cha mẹ nên ngủ cùng con hoặc ở trong phòng, bên con cho đến khi con ngủ say giấc.
- Không nên vội vã tắt đèn và khiến con rơi vào bóng đêm đột ngột. Hãy sử dụng đèn ngủ có ánh sáng vàng, đỏ để chuyển tiếp trước khi tắt hẳn. Ánh sáng trắng sẽ hạn chế sự tiết ra melatonin nhưng ánh sáng vàng và đỏ thì không.
- Không bao giờ được lấy bóng tối để đe doạ trẻ, tạo nỗi sợ hãi với bóng tối cho trẻ.
- Nếu mẹ cảm thấy cần thiết phải có chút ánh sáng để tiện đêm dậy chăm con, hãy hạn chế đừng để ánh sáng chiếu thẳng vào mắt con. Cố gắng chỉ sử dụng một chiếc đèn bàn nhỏ và có khu vực sáng chỉ xung quanh chỗ bố mẹ cần nhìn.
- Tạo thói quen ngủ trong bóng tôi cho con ngay khi vừa mới chào đời.
- Ban đêm nếu con khóc, mẹ nên bế con, cho ti hoặc ôm ấp dỗ dành. Tuyệt đối không nên bật đèn để trấn an con.
Nguồn: Gia đình Việt Nam
- Tin mới nhất vụ thi thể trẻ sơ sinh tại sân chung cư Linh Đàm
- Cách chăm sóc trẻ sơ sinh theo mùa mẹ cần nhớ
- Nên cho trẻ sơ sinh uống nước khi nào?
- Bảng thời gian ngủ của trẻ sơ sinh theo từng tháng tuổi
- Trẻ sơ sinh ngủ ít, khó ngủ và cách khắc phục hiệu quả
- Thực đơn cơm nhà 4 món chưa tới 100.000 đồng, rất thích hợp cho ngày mát trời
- 10 kiểu tóc uốn layer phù hợp với mọi gương mặt chẳng bao giờ lo lỗi mốt
- Bạn trai tung ảnh tình tứ bên H'Hen Niê, vẫn dùng cách quen thuộc để che mặt đối phương
- 4 loại vắc-xin dịch vụ rất cần cho trẻ nhỏ: Cha mẹ nhớ kỹ
- 1Dấu hiệu nhận biết "100%" mẹ bầu mang thai bé trai
- 2Hướng dẫn cách cho trẻ ăn hoa quả theo từng tháng tuổi
- 3Mang thai con đầu lòng thường bao nhiêu tuần thì sinh?
- 4"Chuẩn không cần chỉnh" cách tính sinh trai, gái của cổ học phương Đông
- 511 biểu hiện bất thường ở cơ quan sinh dục bé trai mẹ không được bỏ qua