Học cách thư giãn não bộ để giảm đau hiệu quả
Còn những cơn đau mãn tính thì sao?
Theo American Academy of Pain Medicine (viện hàn lâm về thuốc trị đau của Mỹ), hơn 100 triệu người Mỹ đang sống với tình trạng đau mãn tính, chẳng hạn như đau cơ, đau nửa đầu, hoặc đau lưng. Khi nỗi đau trở thành mãn tính, cơn đau reo chuông báo động một cách thường xuyên, thậm chí liên tục. Làm thế nào để bạn thoát khỏi những vấn đề xảy ra bên trong cơ thể?
Hãy học cách thư giãn não bộ nếu muốn giảm đau. (Ảnh minh họa)
Cơn đau là do bộ não phát ra
Mọi người thường nghĩ về cơn đau hoàn toàn như là một trải nghiệm về cảm giác – có nghĩa là một cảm giác về thể chất rất khó chịu – và họ có xu hướng lờ đi khía cạnh tâm lý của cơn đau.
Dù cho đó là nguyên nhân nào, nơi nào bạn cảm thấy đau, những cơn đau đó đều được xử lý trong hệ thống thần kinh trung ương được điều khiển bởi bộ não và tủy sống. Người ta thường nghĩ rằng cơn đau nằm ở bộ phận cơ thể ngay chỗ mà bạn thấy đau, như đau lưng thì cơn đau là ngay chỗ lưng của bạn. Tuy nhiên, ngay cả đối với những người đã phải phẫu thuật vì đau lưng, thì cơn đau lưng của họ thực sự là nằm ở trung ương, trong hệ thần kinh.
Bộ não và toàn bộ hệ thần kinh bị ảnh hưởng bởi những suy nghĩ của bạn, cảm xúc của bạn, niềm tin của bạn, bộ nhớ của bạn, và môi trường xung quanh bạn. Sự thật là, mức độ đau mà bạn cảm thấy sau khi phẫu thuật được quyết định chủ yếu bởi tâm trạng của bạn và các yếu tố tâm lý khác.
Điều này không có nghĩa là cơn đau của bạn là không có thật. Nó có nghĩa là đau cơ bản là một hiện tượng tâm lý. Đối với tất cả mọi người. Việc chỉ chăm chú nghĩ rằng cơn đau là một vấn đề cảm giác đã góp phần dẫn đến chỉ định dùng quá liều thuốc giảm đau.
Cách làm dịu hệ thần kinh nhằm kiểm soát cơn đau
Hãy xem xét kĩ lưỡng nguyên nhân dẫn đến cơn đau và stress. Stress làm cơn đau thêm cường đại, vì vậy giảm stress là điều rất quan trọng. Bạn không thể kiểm soát được nguyên nhân đã gây ra stress, nhưng bạn có thể kiểm soát phản ứng của bạn. Hãy học cách ít phản ứng và bạn sẽ thấy rằng bạn có khả năng kiểm soát lớn hơn nhiều.
Chú ý tới hơi thở. Thực hành thở bụng vài lần mỗi ngày. Kiên trì với thở bụng và đừng kỳ vọng rằng nó sẽ thay đổi cơn đau của bạn ngay tức khắc. Nhắc nhở bản thân rằng mục tiêu trước hết là để lập trình lại hệ thống thần kinh của bạn; sự giảm đau sẽ đến sau.
Học thiền. Thiền giúp bạn kiểm soát bộ não và giúp bạn ít tập trung hơn vào cơn đau từ đó trực tiếp làm giảm sự đau đớn và chịu đựng. Nếu thực hành thường xuyên, thiền sẽ là liều thuốc giảm đau rất có uy lực.
Khai thác sức mạnh của ý nghĩ và cảm xúc. Ý nghĩ và cảm xúc mỗi ngày có ảnh hưởng sâu sắc tới cơn đau của bạn. Điều này có nghĩa là bạn càng tập trung vào cơn đau, thì nó càng trở nên đau đớn hơn.
Theo Gia đình Việt Nam
- Thực đơn cơm nhà 4 món chưa tới 100.000 đồng, rất thích hợp cho ngày mát trời
- 10 kiểu tóc uốn layer phù hợp với mọi gương mặt chẳng bao giờ lo lỗi mốt
- Bạn trai tung ảnh tình tứ bên H'Hen Niê, vẫn dùng cách quen thuộc để che mặt đối phương
- 4 loại vắc-xin dịch vụ rất cần cho trẻ nhỏ: Cha mẹ nhớ kỹ
- 1Dấu hiệu nhận biết "100%" mẹ bầu mang thai bé trai
- 2Hướng dẫn cách cho trẻ ăn hoa quả theo từng tháng tuổi
- 3Mang thai con đầu lòng thường bao nhiêu tuần thì sinh?
- 4"Chuẩn không cần chỉnh" cách tính sinh trai, gái của cổ học phương Đông
- 511 biểu hiện bất thường ở cơ quan sinh dục bé trai mẹ không được bỏ qua