Hướng dẫn cách ăn mỳ tôm không gây hại cho sức khỏe
Mỳ tôm nay còn gọi là mỳ ăn liền là món ăn nhanh, tiện lợi cho những người bận bịu nhiều công việc hoặc trẻ nhỏ thích đổi món.
Tuy nhiên, theo cách ăn thông thường thì mỳ tôm được cho vào tô nước nóng chỉ vài phút là có thể thưởng thức ngay được. Nhưng cách ăn mỳ tôm không gây hại cho sức khỏe thì không nhiều người biết.
TS Lâm phân tích, mỳ tôm được chiên qua dầu, vì thế lượng chất béo bão hoà (khó tan) trong mỳ khá nhiều. Đây là chất béo làm tăng nguy cơ béo phì và các bệnh tim mạch nếu đi vào mạch máu, làm xơ vữa động mạch. Ngoài ra, thành phần dinh dưỡng của mỳ tôm không cân đối, chủ yếu từ tinh bột. Thành phần này càng dễ chuyển hoá thành chất béo, không có lợi cho cơ thể.
Theo TS Lâm, đáng lưu ý là thói quen ăn mỳ ăn liền của người Việt Nam khác với các nước khác nên càng bất lợi cho sức khoẻ hơn. Các nước Nhật, Hàn… cũng ăn nhiều mỳ tôm nhưng bát mỳ của họ thường có thêm rau xanh, có thịt hoặc ăn kèm với xa lát, dưa muối… Còn người Việt đa số chỉ ăn mỳ “úp” với nước sôi nên bữa ăn thiếu rất nhiều thành phần dinh dưỡng.
“Chưa có nghiên cứu nào khẳng định ăn bao nhiêu mỳ tôm sẽ bất lợi cho sức khoẻ. Nhưng với việc bữa ăn không đảm bảo dinh dưỡng, nhiều chất béo bão hoà thì việc ăn nhiều và ăn mỳ tôm trong thời gian dài thì cơ thể sẽ thiếu nhiều dưỡng chất như đạm, vitamin, kẽm, chất xơ… Sự thiếu hụt này có hại cho sự phát triển của người trẻ, đồng thời làm giảm hệ miễn dịch và kéo theo nhiều bệnh tật khác” – TS Lâm cho biết.
TS Lâm khuyên, khi ăn mỳ tôm, người dân cần nấu cùng với thịt, rau xanh để tăng chất xơ, chất khoáng và vitamin đồng thời, làm cân bằng chất béo, giúp cho cơ thể ít hấp thụ chất béo bão hòa. Nên vứt bỏ gói mỡ hành ở trong mỳ, vì mỡ này rất bất lợi cho cơ thể. Gói muối trong mì cũng hơi nhiều, nên bà con cũng chỉ nên dùng một nửa, không nên ăn mặn quá.
Trước đó, Hiệp hội mì ăn liền thế giới (WINA) cho biết, Việt Nam xếp thứ 4 trên thế giới về lượng tiêu thụ mỳ gói, sau Nhật, Indonesia, Trung Quốc. Tuy số lượng tiêu thụ mỳ ăn liền của người Việt đã giảm so với các năm trước, nhưng vẫn còn khá cao. Cụ thể, năm 2013 Việt Nam tiêu thụ 5,2 tỷ gói mì, 2014 giảm xuống còn 5 tỷ gói và 2015 còn 4,8 tỷ gói. Như vậy, nếu tính 92 triệu dân thì mỗi năm, trung bình một người Việt tiêu thụ hơn 50 gói mỳ ăn liền.
- Thực đơn cơm nhà 4 món chưa tới 100.000 đồng, rất thích hợp cho ngày mát trời
- 10 kiểu tóc uốn layer phù hợp với mọi gương mặt chẳng bao giờ lo lỗi mốt
- Bạn trai tung ảnh tình tứ bên H'Hen Niê, vẫn dùng cách quen thuộc để che mặt đối phương
- 4 loại vắc-xin dịch vụ rất cần cho trẻ nhỏ: Cha mẹ nhớ kỹ
- 1Dấu hiệu nhận biết "100%" mẹ bầu mang thai bé trai
- 2Hướng dẫn cách cho trẻ ăn hoa quả theo từng tháng tuổi
- 3Mang thai con đầu lòng thường bao nhiêu tuần thì sinh?
- 4"Chuẩn không cần chỉnh" cách tính sinh trai, gái của cổ học phương Đông
- 511 biểu hiện bất thường ở cơ quan sinh dục bé trai mẹ không được bỏ qua