Dòng sự kiện:

Hướng dẫn cách sơ cứu khi trẻ bị đuối nước

16:27 12/07/2015
Hè là thời điểm mà nhiều bậc phụ huynh đưa con đi học bơi hay bản thân trẻ cũng rất thích ra ao hồ, sông để tắm cho thỏa mãn cơn nóng.

Nếu không để mắt thường xuyên tới trẻ, đuối nước là trường hợp rất dễ xảy ra.

Khi bị đuối nước trẻ sẽ có dấu hiệu ngưng thở và tim đập chậm lại nếu không được phát hiện và đưa lên bờ kịp thời tình trạng ngưng thở sẽ diễn ra, dẫn đến thiếu oxy trong máu, làm tăng nhịp tim và tăng huyết áp.


Vì thế cha mẹ hãy tham khảo qua cách sơ cứu dưới đây để đề phòng trường hợp xấu nhất nhé.

Bước 1: Nhanh chóng đưa trẻ ra khỏi mặt nước bằng mọi cách.

Bước 2: Đặt trẻ nằm chỗ khô ráo, thoáng khí.

Bước 3: Nếu trẻ bất tỉnh, hãy kiểm tra xem trẻ còn thở không bằng cách quan sát lồng ngực có di động hay không.

Nếu lồng ngực không di động, tức là trẻ ngừng thở thì phải hô hấp nhân tạo (thổi ngạt bằng miệng) ngay lập tức. Sau khi thổi ngạt 2 cái, cần kiểm tra xem tim trẻ còn đập hay không bằng cách bắt mạch cảnh, bẹn, hoặc áp tai vào lồng ngực bên trái xem có tiếng tim đập không.

Nếu không bắt được mạch chứng tỏ tim trẻ đã ngừng đập, cần phải hô hấp nhân tạo kèm theo ép tim ngoài lồng ngực (ép ở ½ dưới xương ức bên trái) theo tỷ lệ 15/2 (nghĩa là ép tim 15 cái thì thổi ngạt 2 cái) nếu có 2 người, hoặc 30/2 nếu có 1 người. Sau đó vừa làm vừa đưa trẻ đi viện.

Nếu trẻ còn tự thở, cho trẻ nằm nghiêng sang một bên. Cởi bỏ quần áo ướt, giữ ấm. Nhanh chóng đưa trẻ đến bệnh viện gần nhất vì có thể sẽ xảy ra khó thở tái diễn.

Cách tiến hành như sau: vị trí ép tim nằm ở 1/2 dưới xương ức.


Mô hình sơ cứu cho trẻ bị đuối nước.

- Đối với trẻ nhỏ chỉ dùng gót bàn tay của một cánh tay để ép lên vị trí tim. Còn với những trẻ lớn dùng cả hai tay để ép lồng ngực như sau: hai tay chồng lên nhau sau đó tiến hành ép tim ngoài lồng ngực với tần suất 100 lần/phút. Có thể ước lượng bằng cách 1 lần đếm là một lần ép tim

- Trong trường hợp chỉ có một người cấp cứu thì cứ 30 lần ép tim thì thực hiện 2 lần hà hơi thổi ngạt. Còn nếu có 2 người cùng cấp cứu thì 15 lần ép tim, 2 lần thổi ngạt. Kiên trì thực hiện cho đến khi mạch đập và nạn nhân có thể thở trở lại.

[mecloud]jHW47eRYkd[/mecloud]

Bước 4: Sau khi nạn nhân tỉnh lại sẽ nôn ra nhiều nước nên cần đặt nạn nhân ở tư thế nằm nghiêng, kê cao gối hai bên vai, nới rộng quần áo để phòng tránh trẻ bị ngạt thở trở lại.

Bước 5: Kiểm tra xem nạn nhân có bị gãy cột sống hoặc các chấn thương về xương khớp nào hay không. Nếu có, nhanh chóng cố định cổ bằng nẹp.

Bước 6: Lau khô người, thay quần áo và ủ ấm bé sau đó nhanh chóng đưa trẻ đến cơ sở y tế gần nhất để các bác sĩ xử lý các bước tiếp theo. Trên đường đi người nhà cần chú ý theo dõi hô hấp, tuần hoàn của trẻ.

Những điều cần tránh khi sơ cấp cứu trẻ bị đuối nước

Dân gian thường có thói quen dốc ngược nạn nhân hoặc vác nạn nhân lên vai rồi chạy với mục đích để nước và dị vật nhanh chóng được đẩy ra ngoài. Tuy nhiên đây là cách xử lý không đúng. Vì cách này sẽ làm mất đi thời gian hô hấp nhân tạo để cứu sống nạn nhân.

Trên thực tế nước trong phổi không nhiều như nhiều người vẫn lầm tưởng. Nước sẽ được đẩy ra ngoài nhanh hơn trong quá trình hô hấp nhân tạo, ép tim ngoài lồng ngực. Tăng cơ hội cứu sống nạn nhân cao hơn là vác nạn nhân chạy.

Tuyệt đối không hô hấp nhân tạo và ép tim ngoài lồng ngực khi đưa nạn nhân đi cấp cứu vì có thể mất nhiều thời gian để cứu nạn nhân. Ngoài ra có thể gây các chấn thương ở não.

VŨ NGA(Tổng hợp)/ĐSPL