Khi ăn hải sản tuyệt đối không nên ăn những bộ phận này
Ruột cá, mật cá là những bộ phận có thể chứa chất độc
Khi đi du lịch biển, hải sản là món được nhiều người lựa chọn nhất. Tuy nhiên, đây lại là nhóm thức ăn gây dị ứng nhiều nhất, thậm chí một số bộ phận hải sản còn có thể chứa độc tố không nên ăn. Vì vậy, để tránh nguy hiểm cho bản thân và gia đình, mọi người nên tránh ăn những bộ phận của hải sản dưới đây.
Không nên ăn ruột cá, mật cá
Theo Phó Giáo sư, tiến sĩ Nguyễn Xuân Ninh, Viện Y học ứng dụng, ruột cá là bộ phận bẩn nhất, bởi cá sống dưới nước rất dễ bị nhiễm các loại độc tố và vi sinh vật sống dưới nước. Đặc biệt, cá là loài ăn tạp chất. Những thức ăn này đi qua miệng và nằm lại trong ruột cá. Ngoài ra, ruột cá dễ nhiễm ký sinh trùng, trứng sán, trứng giun và giun xoắn.
Mật cá là nơi cung cấp các men, enzim, đồng thời cũng chứa rất nhiều độc tố. Ăn mật cá con người có thể bị trúng độc, sốc nhiễm khuẩn, chảy máu cấp, thậm chí tử vong.
Mới đây, Viện Y học biển Việt Nam đã đã tiếp nhận một trường hợp bệnh nhân bị ngộ độc nặng do nuốt mật cá trắm. Đó là trường hợp của ông V.Đ.N (59 tuổi, ở Hải Phòng) vào cấp cứu trong tình trạng đau bụng quằn quại vùng quanh rốn và hạ sườn phải, nôn nhiều, nôn ra dịch vàng nâu, không lẫn máu, bụng chướng nhẹ, ấn đau hạ sườn phải.
Theo các bác sĩ, bệnh nhân ngộ độc mật cá trắm, trường hợp nhẹ thường có biểu hiện rối loạn tiêu hóa như đau bụng, nôn và đại tiện phân lỏng nhiều lần. Trường hợp nặng có thể dẫn đến suy thận cấp, suy gan cấp, suy đa tạng, hôn mê và có thể tử vong. Mật của cá trắm từ 3 kg trở nên chắc chắn gây ngộ độc, và có thể gây tử vong sau 2 ngày.
Đầu tôm và đường chỉ đen ở lưng tôm
Đầu tôm là nơi chứa bộ phận nội tạng tôm như ruột, thức ăn đưa vào, mang, cơ quan hô hấp, do đó tiềm ẩn nhiều vi khuẩn gây bệnh, ký sinh trùng. Đây cũng là bộ phận bị phân hủy đầu tiên khi tôm chết. Vì vậy, không nên ăn đầu tôm nếu chưa được nấu chín.
Ngoài ra, đường chỉ đen ở lưng tôm cũng là bộ phận cần loại bỏ khi ăn vì đây là đường tiêu hóa của tôm, chứa dạ dày và đại tràng nên nó không hề sạch như nhiều người vẫn nghĩ.
Không nên ăn đầu tôm nếu chưa được nấu chín kỹ
Mang cua
Bộ phận này nằm dưới mai cua, có hình dáng khá giống những chiếc răng lược và mềm. Khi cua lên cạn, một lượng nước được lưu trữ trong mang giúp cua tiếp tục hô hấp và duy trì sự sống trong thời gian dài. Do đó, những chất bẩn và vi khuẩn trong nước có thể bám lại ở mang cua, nguy hiểm tới sức khỏe khi ăn.
Bào ngư
Sau khi cạy phần thịt bào ngư lên, bạn sẽ dễ dàng nhận thấy bên dưới có một túi màu đen và đây chính là cơ quan nội tạng của bào ngư. Nội tạng của loại hải sản này có chứa các độc tố, có thể gây ra các phản ứng dị ứng như viêm da. Các triệu chứng ngộ độc bào ngư là phù nề, phát ban đỏ ở mặt và bàn tay.
Khi ăn bào ngư cần loại bỏ nội tạng của nó
Một số lưu ý khác khi ăn hải sản
- Tránh xa các loại hải sản có thể chứa chất độc như bạch tuộc vòng xanh, sam biển, sao biển, cá nóc...
- Không ăn hải sản đã để lâu.
- Hạn chế ăn hải sản chưa được nấu chín kỹ.
- Nên chọn những hải sản tươi sống để chế biến vì các loại hải sản chết có nguy cơ tiết ra độc tố đe dọa sức khỏe.
- Không ăn trái cây sau khi ăn hải sản.
Nguồn: Gia đình Việt Nam
- 5 mẹo chế biến hải sản đảm bảo tươi ngon, đẹp mắt lại giữ được dinh dưỡng
- Trợ cấp thai sản của Bảo hiểm xã hội tăng mạnh từ 2019
- Cảnh giác với những hải sản ngon nhưng dễ chứa độc tố, phải cẩn trọng khi ăn
- Thực đơn cơm nhà 4 món chưa tới 100.000 đồng, rất thích hợp cho ngày mát trời
- 10 kiểu tóc uốn layer phù hợp với mọi gương mặt chẳng bao giờ lo lỗi mốt
- Bạn trai tung ảnh tình tứ bên H'Hen Niê, vẫn dùng cách quen thuộc để che mặt đối phương
- 4 loại vắc-xin dịch vụ rất cần cho trẻ nhỏ: Cha mẹ nhớ kỹ
- 1Dấu hiệu nhận biết "100%" mẹ bầu mang thai bé trai
- 2Hướng dẫn cách cho trẻ ăn hoa quả theo từng tháng tuổi
- 3Mang thai con đầu lòng thường bao nhiêu tuần thì sinh?
- 4"Chuẩn không cần chỉnh" cách tính sinh trai, gái của cổ học phương Đông
- 511 biểu hiện bất thường ở cơ quan sinh dục bé trai mẹ không được bỏ qua