Khi nào bạn mới nên dùng thuốc kháng sinh?
Lạm dụng kháng sinh có thể dẫn tới sự trỗi dậy của "siêu vi trùng" kháng thuốc (các vi khuẩn không thể kiểm soát được ngay cả với việc dùng kết hợp nhiều loại thuốc đặc trị khác nhau), một vấn đề nguy hiểm tiềm tàng nguy cơ chết người.
Khi mắc 6 căn bệnh dưới đây, bạn nên suy xét kĩ khi dùng thuốc kháng sinh:
1. Nhiễm trùng tai
Hầu hết các trường hợp nhiễm trùng tai đều tự cải thiện mà không cần dùng thuốc, đặc biệt ở trẻ từ 2 tuổi trở lên và người lớn. Hãy đợi 2 - 3 ngày để xem liệu các triệu chứng có giảm bớt hay không.
Thuốc kháng sinh chỉ cần dùng ngay lập tức cho trẻ từ 6 tháng tuổi trở xuống bị đau tai, trẻ từ 6 tháng đến 2 tuổi với các triệu chứng đau tai từ nhẹ tới nặng và trẻ từ 2 tuổi trở lên với các triệu chứng nghiêm trọng.
2. Eczema (Chàm bội nhiễm)
Thuốc kháng sinh không giúp xoa dịu hầu hết các nguyên nhân gây ngứa và đỏ da.
Bạn sẽ cần phải dùng thuốc kháng sinh nếu có các triệu chứng nhiễm khuẩn, chẳng hạn như sưng u hoặc mụn mủ, da rất đỏ hoặc ấm nóng, da có lớp vảy cứng màu mật ong và sốt.
3. Nhiễm trùng mắt
Các bác sĩ thường kê thuốc nhỏ mắt kháng sinh prophylactic sau khi điều trị các bệnh mắt, chẳng hạn như chứng thoái hóa điểm đen, cùng với thuốc tiêm. Tuy nhiên, thuốc nhỏ mắt kháng sinh hiếm khi cần thiết sau những quá trình điều trị như vậy và có thể gây kích ứng cho đôi mắt của bạn.
Bạn chỉ nên dùng thuốc kháng sinh nếu bị nhiễm khuẩn mắt, biểu hiện qua việc đỏ, sưng phồng, chảy nước mắt, có mủ và sút kém thị lực.
4. Nhiễm trùng đường hô hấp
Cảm lạnh, cảm cúm và hầu hết các trường hợp ho cũng như viêm phế quản là do virus gây ra và không cần chữa bằng kháng sinh.
Bạn sẽ cần dùng thuốc kháng sinh nếu các cơn ho kéo dài hơn 14 ngày hoặc kết quả kiểm tra viêm họng là dương tính.
5. Nhiễm trùng xoang
Bệnh viêm xoang thường do virus gây ra. Các trường hợp viêm xoang do vi khuẩn thường tự hết trong một tuần hoặc hơn dù không được chữa trị.
Nếu các triệu chứng viêm xoang nghiêm trọng, không cải thiện sau 10 ngày hoặc khá hơn rồi lại trầm trọng hơn, đây là lúc bạn cần dùng thuốc kháng sinh theo chỉ định của bác sĩ chuyên khoa.
6. Nhiễm trùng đường tiết niệu
Đối với các bệnh nhân cao tuổi, đặc biệt là những người phải điều trị nội trú dài ngày, các bác sĩ thường kê thuốc kháng sinh khi kết quả xét nghiệm định kỳ phát hiện vi khuẩn trong nước tiểu. Tuy nhiên, nếu các bệnh nhân không bộc lộ triệu chứng, thuốc kháng sinh sẽ không giúp ích.
Việc dùng thuốc kháng sinh là điều không thể tránh khỏi nếu bạn có các triệu chứng nóng rát trong khi tiểu tiện và có nhu cầu tiểu tiện quá thường xuyên.
Để bảo đảm an toàn mỗi khi phải sử dụng kháng sinh, xin nhắc lại những quy định cần thực hiện dưới đây (theo báo Người lao động):
1. Uống thuốc đúng liều, đúng khoảng cách thời gian, để bảo đảm trong cơ thể lúc nào cũng có đủ nồng độ lượng thuốc chống chọi với vi khuẩn. Ví dụ, trong đơn bác sĩ ghi uống 2 lần/ngày thì khoảng cách thời gian giữa 2 lần uống thuốc là 12 giờ. Uống thuốc đủ số ngày bác sĩ ghi trong đơn (một liệu trình) thường là 7 hoặc 10 ngày liền.
2. Nước uống thuốc: Tốt nhất là dùng nước đun sôi để nguội hay nước trà xanh (chè tươi hoặc chè búp khô) do nước trà xanh giúp kháng sinh đẩy nhanh tốc độ diệt vi khuẩn (theo công trình nghiên cứu của TS Mervat Kassem ở Đại học Alexandra - Ai Cập).
3. Những loại kháng sinh phải uống trong bữa ăn là các loại thuốc kích thích đường tiêu hóa, thuốc không bị giảm hấp thu do thức ăn, như: metronidazol, tinidazol; doxycyclin, tetracyclin; ciprofloxacin, norfloxacin, ofloxacin (thường bác sĩ đã có ghi trong đơn thuốc).
4. Những loại kháng sinh phải uống xa bữa ăn (trừ các loại thuốc nêu trên), cụ thể là trước bữa ăn 2 giờ hoặc sau bữa ăn 3 giờ, do các loại thuốc này bị giảm hấp thu do thức ăn hoặc kém bền vững trong môi trường axít dịch vị.
5. Riêng loại viên bao tan trong ruột thì uống lúc nào cũng được.
Cần lưu ý: Trong thời gian dùng thuốc kháng sinh, không nên uống thuốc tránh thai mà phải dùng các biện pháp tránh thai khác. Không uống bia, rượu (nước chứa ethanol) khi dùng một số thuốc kháng sinh như thuốc chống lao, thuốc chứa metronidazol (dạng uống, tiêm, đặt âm đạo), erythromycin, tetracyclin; cephalosporin, clindamycin.
Chi Chi (Tổng hợp)
Nguồn: Gia đình Việt Nam
Video xem nhiều nhất: [mecloud]ARJkkdRAE9[/mecloud]
- Thực đơn cơm nhà 4 món chưa tới 100.000 đồng, rất thích hợp cho ngày mát trời
- 10 kiểu tóc uốn layer phù hợp với mọi gương mặt chẳng bao giờ lo lỗi mốt
- Bạn trai tung ảnh tình tứ bên H'Hen Niê, vẫn dùng cách quen thuộc để che mặt đối phương
- 4 loại vắc-xin dịch vụ rất cần cho trẻ nhỏ: Cha mẹ nhớ kỹ
- 1Dấu hiệu nhận biết "100%" mẹ bầu mang thai bé trai
- 2Hướng dẫn cách cho trẻ ăn hoa quả theo từng tháng tuổi
- 3Mang thai con đầu lòng thường bao nhiêu tuần thì sinh?
- 4"Chuẩn không cần chỉnh" cách tính sinh trai, gái của cổ học phương Đông
- 511 biểu hiện bất thường ở cơ quan sinh dục bé trai mẹ không được bỏ qua