Dòng sự kiện:

Không giết kiến ba khoang là cách bảo vệ chính mình

22:00 04/10/2015
Độc tố mà kiến ba khoang gây ra chỉ có thể khiến da nổi bọng nước, ngứa rát, nhưng, nếu gãi vết thương sẽ vỡ ra, gây lở loét, dẫn tới viêm da.

 

 

 

[mecloud]hV0kjHLvY1[/mecloud]

Theo bác sĩ và kinh nghiệm của nhiều người, khi bị kiến ba khoang bò trên người thì không nên giết chết chúng mà nên thổi, gẩy bay hoặc để chúng tự bò đi. Vì nếu chà xát hoặc giết kiến ba khoang ngay trên người, nọc kiến sẽ bám vào da và gây ngứa rát, thậm chí thối thịt do nọc của chúng rất độc.

Không nên giết kiến ba khoang mà chỉ thổi chúng đi. Ảnh minh họa

Trong trường hợp nếu bị kiến ba khoang cắn hay lỡ tay đập chết chúng trên da mình thì cần rửa sạch càng nhanh càng tốt nơi bị dính độc tố bằng xà phòng. Sau đó bôi thuốc tím và đi khám bác sĩ chuyên khoa da liễu.

Nọc độc của kiến ba khoang không gây nguy hiểm đến tính mạng, chủ yếu gây tổn thương trên da nhưng với số lượng lớn vị trí viêm da là vùng đầu mặt, cổ, tay, chân, hông lưng.

Lời khuyên của bác sĩ:

Đặc điểm của kiến ba khoang là ưa ánh sáng, người dân có thể dựa vào đặc tính này để hạn chế chúng bay vào nhà.

Không nên thắp ánh sáng xanh trong nhà, kiến ba khoang sẽ bu đến. Ảnh minh họa

Vào mùa sinh sản của chúng (tháng 9, 10, 11) nên hạn chế bật đèn neon, đèn có ánh sáng xanh, có thể bật đèn ban công để thu hút côn trùng vào chỗ đó, giảm bớt mật độ bay vào nhà. Ngoài đường nên tránh đứng dưới bóng đèn sáng, trong nhà nên thắp đèn có ánh sáng vàng, đỏ.

Để đạt hiệu quả hơn trong việc tiêu diệt kiến 3 khoang, ngay bên dưới đèn ánh sáng mạnh để dụ kiến, nên để thêm 1 chậu nước. Do kiến 3 khoang có cánh nên khi bị rơi xuống nước, chúng sẽ bị ướt cánh và không thể bay đi chỗ khác được.

Biểu hiện lâm sàng:

- Viêm da thường xuất hiện ở vùng hở như mặt, cổ, ngực, vai, gáy, tay.

- Tổn thương cơ bản có dạng dát đỏ, thành vệt, thành đám, theo chiều tay quệt, nền hơi cộm, trên có mụn nước hoặc mụn mủ nhỏ li ti ở giữa, có vùng hơi lõm màu vàng nâu, hình tròn hoặc bầu dục.

- Thương tổn tiếp tục xuất hiện dù không còn sự hiện diện của kiến ba khoang nếu trẻ ngứa gãi quệt ra vùng da lành, đặc biệt là các vùng nếp gấp.

- Bệnh nhi có cảm giác rát bỏng tại chỗ, thương tổn trên diện rộng trẻ có thể sốt nhẹ, nổi hạch lân cận.

Tiến triển của bệnh:

- Sau khi tiếp xúc với kiến, người bệnh cảm giác râm ran.

- 6-8 giờ sau xuất hiện ban đỏ, dát đỏ.

- 12-24 giờ tiếp theo xuất hiện thương tổn điển hình.

- Sau 3 ngày thương tổn bắt đầu đỡ rát bỏng, bong vảy.

- Sau 5-7 ngày vảy bong hết nhưng để lại dát thâm lâu mất.


Chi Chi
(Tổng hợp)

Nguồn: Gia đình Việt Nam

Video xem nhiều nhất: [mecloud]GBWDGSVsD7[/mecloud]