Không tiêm vắc xin, hai trẻ bị viêm não Nhật Bản nghiêm trọng do bệnh dễ lây từ muỗi
Bé Lê Quỳnh Trang (13 tuổi, ở Hải Dương) vào viện trong tình trạng sốt cao li bì, co giật. Người nhà cho biết, trước đó, trẻ xuất hiện sốt cao, không đáp ứng thuốc hạ sốt. Hai ngày sau, trẻ xuất hiện đau đầu, buồn nôn nên được đưa đến bệnh viện tỉnh.
Tại đây, sau khi tiến hành thăm khám, làm các xét nghiệm và chọc dịch não tủy, bác sĩ chẩn đoán trẻ mắc viêm não Nhật Bản và chuyển lên bệnh viện Nhi Trung ương.
Do bệnh diễn biến nhanh và nặng nên dù đã điều trị thở máy, dùng thuốc chống phù não đến nay đã 10 ngày nhưng tình trạng của bệnh nhi vẫn chưa ổn định. Theo thông tin từ gia đình cung cấp, cháu Trang chưa được tiêm vắc xin phòng căn bệnh này.
Nằm cùng phòng Cấp cứu – khoa Truyền nhiễm và có những triệu chứng ban đầu tương tự như Quỳnh Trang là cháu Nguyễn Đức Anh (15 tháng, ở Bắc Ninh), cũng được các bác sĩ chẩn đoán bị viêm não Nhật Bản khá nặng.
May mắn hơn Quỳnh Trang là sau 4 ngày thở máy, điều trị chống phù não, hiện tình trạng bệnh nhi đã tạm thời ổn định. Tuy nhiên các bác sĩ vẫn cần tiếp tục theo dõi, đánh giá xem cháu có di chứng gì về tinh thần, vận động hay không. Đây cũng là trường hợp chưa được tiêm mũi vắc xin phòng bệnh viêm não Nhật Bản.
Ths.Bs Đỗ Thiện Hải – Phó khoa Truyền nhiễm (bệnh viện Nhi Trung) cho biết, viêm não Nhật bản là bệnh truyền nhiễm nguy hiểm lây qua muỗi đốt. Bệnh thường gây viêm não, màng não ở trẻ em, có tỉ lệ tử vong và di chứng cao (từ 25-35%).
Viêm não Nhật Bản thường khó phát hiện sớm do các triệu chứng ban đầu rất giống với những viêm nhiễm khác. Tuy nhiên, đến ngày thứ hai hay thứ ba của bệnh thì triệu chứng biểu hiện rõ dần như: sốt cao đột ngột, buồn nôn, nôn khan, đau đầu, phản ứng lờ đờ, chậm chạp.
“Viêm não Nhật Bản diễn tiến rất nhanh, có thể sau 3 ngày, thậm chí 1 ngày, bệnh nhân đã có biểu hiện co giật, rơi vào hôn mê, phải thở máy, có thể chỉ 1-2 ngày là trẻ tử vong.” – Bác sĩ Hải cho hay.
Ngoài ra, còn có một điều đáng sợ đối với bệnh nhân mắc viêm não Nhật Bản là những di chứng thần kinh về sau. Những di chứng này khiến người bệnh giảm khả năng giao tiếp, giảm hoặc mất khả năng lao động, trở thành gánh nặng cho gia đình và xã hội.
Ths.Bs Đỗ Thiện Hải khuyến cáo, hiện tiêm chủng là biện pháp tốt nhất để phòng viêm não Nhật Bản. Các mũi tiêm được thực hiện từ khi trẻ còn nhỏ theo thời gian sau: Mũi 1: khi trẻ 1 tuổi; Mũi 2: sau mũi 1 từ 1 đến 2 tuần; Mũi 3: 1 năm sau khi tiêm mũi 2. Ngoài tiêm vắc xin, người dân cần chú ý vệ sinh môi trường, giữ gìn nhà ở sạch sẽ, vệ sinh chuồng trại để muỗi không có nơi trú đậu. Nên ngủ màn, không cho trẻ chơi gần chuồng gia súc, đặc biệt lúc chập tối đề phòng muỗi đốt. Khi trẻ sốt cao cùng với các triệu chứng tổn thương hệ thần kinh trung ương, cần đưa trẻ đến ngay cơ sở y tế để được chẩn đoán và điều trị kịp thời. |
Nguồn: Gia đình Việt Nam
- Sản xuất thành công vắc xin: Dấu ấn đáng ghi nhận
- Trẻ đang tiêm Quinvaxem thay sang vắc xin mới có an toàn?
- Một số loại vắc xin mới sẽ được đưa vào Chương trình tiêm chủng mở rộng
- 4 vắc xin mẹ cần tiêm phòng trước khi mang thai để bảo vệ con
- Từ tháng 1/2018, trẻ sơ sinh đến 5 tuổi bắt buộc phải tiêm đủ 10 loại vắc xin
- Bật xi nhan nhưng không rẽ, xi nhan nhầm hướng có bị phạt không?
- 12 trường hợp dù đi đúng tuyến vẫn không được hưởng BHYT, 5 trường hợp trái tuyến lại được chi trả 100%
- Ngành học "khó nhằn" nhưng không sợ thất nghiệp: Lương có thể tới 40 triệu đồng/tháng
- Năm học 2022-2023: Học phí tại Hà Nội có thể tăng gấp đôi
- Thực đơn cơm nhà 4 món chưa tới 100.000 đồng, rất thích hợp cho ngày mát trời
- 10 kiểu tóc uốn layer phù hợp với mọi gương mặt chẳng bao giờ lo lỗi mốt
- Bạn trai tung ảnh tình tứ bên H'Hen Niê, vẫn dùng cách quen thuộc để che mặt đối phương
- 4 loại vắc-xin dịch vụ rất cần cho trẻ nhỏ: Cha mẹ nhớ kỹ
- 1Dấu hiệu nhận biết "100%" mẹ bầu mang thai bé trai
- 2Hướng dẫn cách cho trẻ ăn hoa quả theo từng tháng tuổi
- 3Mang thai con đầu lòng thường bao nhiêu tuần thì sinh?
- 4"Chuẩn không cần chỉnh" cách tính sinh trai, gái của cổ học phương Đông
- 511 biểu hiện bất thường ở cơ quan sinh dục bé trai mẹ không được bỏ qua