"Kinh ngạc" tay chân lạnh vào mùa đông là triệu chứng bệnh lý
Trong ngày đông giá rét, mặc dù đã đeo nhiều lần bao tay nhưng tay bạn vẫn lạnh ngắt. Hay ngay cả khi chùng chăn ấm trong phòng sưởi, tay bạn vẫn giá lạnh như thường thì đây không còn là điều bình thường? Đây là biểu hiện của một bệnh lý cho thấy có thể máu bạn lưu thông kém, thiếu máu, thiếu vitamin B12...
Những người bị tay chân lạnh, ngoài biểu hiện tay chân buốt giá, người mắc chứng này thường có sắc mặt nhợt nhạt, mạch trầm trì, đại tiện phân nhão, sợ lạnh. Họ cũng thường thở đoản hơi, dễ mệt mỏi.
Phần lớn người mắc thuộc nhóm tuổi trung niên hoặc già, phụ thuộc nhiều vào chế độ ăn uống sinh hoạt. Phụ nữ bị nhiều hơn nam giới. Những người làm việc trong điều kiện hay phải ngâm tay chân trong nước hoặc ở môi trường lạnh cũng dễ mắc chứng chân tay lạnh hơn vì nhiễm âm khí nhiều hơn khiến dương suy, ngoại hàn.
Nguyên nhân bệnh chân tay lạnh
- Do nhiệt độ môi trường: Khi nhiệt độ quá lạnh và cơ thể tiếp xúc quá lâu trong môi trường lạnh làm cho chân tay trở nên lạnh cóng.
- Khí huyết không lưu thông: Nhiệt độ ngoài trời hạ làm các thành mạch co lại. Khí huyết không được lưu thông dễ dàng có thể dẫn tới tình trạng tắc nghẽn mạch. Khả năng hoạt động của gan và thận cũng bị ảnh hưởng.
- Lượng máu lưu thông không đủ nuôi dưỡng tế bào, đặc biệt ở phần chân và tay. Sức đề kháng của cơ thể giảm sút. Chân tay sẽ lạnh và luôn có màu nhợt nhạt.
- Thiếu máu: Những người bị thiếu máu, thiếu sắt nên lượng hồng cầu trong máu hạ thấp.
- Ăn uống không đầy đủ: Đói, thiếu i ốt, chế độ ăn kiêng quá khắt khe, không đảm bảo chất dinh dưỡng. Thiếu vitamin B12 cũng làm cho chân tay lạnh và có cảm giác tê buốt như bị kim châm.
- Do rối loạn nội tiết: Hệ thống nội tiết đóng vai trò không thể thiếu trong chức năng trao đổi chất và điều này có thể trực tiếp ảnh hưởng đến nhiệt độ cơ thể. Trong một số trường hợp, tay lạnh và bàn chân có thể là nguyên nhân của các bệnh như:
- Suy giáp: Khi lạnh bàn tay, chân kèm theo hiện tượng rụng tóc nhiều và mất trí nhớ.
- Huyết áp thấp: Những người có huyết áp thấp nhưng khỏe mạnh thường tập trungdòng máu vào phần thân mình, khiến các đầu ngón tay, chân bị lạnh; Bệnh Adison, suy thận, suy tuyến yên, tiểu đường…
- Do mắc bệnh về tim mạch: Một số bệnh về tim mạch có thể là nguyên nhân khiến hai bàn tay và bàn chân lạnh. Sự thay đổi nhiệt độ bên ngoài có thể làm giảm hoặc làm mất khả năng lưu thông máu tới các chi.
Cách chữa trị bệnh tay chân lạnh hiệu quả trong mùa đông này
Cần chú ý giữ ấm và khô ráo các bộ phận tay chân, mặt, tai..… đây là những bộ phận dễ sinh bệnh cước. Thoa chút vaseline vào các bộ phận đó để giảm bớt da tản nhiệt, cũng có tác dụng giữ ấm, phòng ngừa phát cước. Tình trạng chân tay lạnh có thể cải thiện bằng các biện pháp điều trị bổ dương khí qua đường ăn uống, dùng thuốc. Khi dương khí điều hòa tay chân sẽ hết lạnh. Đông y có nhiều bài thuốc tăng dương khí, bổ thận cho tác dụng rất tốt khi chữa chứng tay chân lạnh.
- Người bệnh có thể kết hợp ăn các thức cay nóng, tăng cường những loại thực phẩm nhiều dương tính, nhiều chất đạm như thịt bò, thịt dê, thịt chó, nên hạn chế ăn các thứ mát, lạnh. Việc ngâm chân bằng nước ấm cùng các loại thảo dược giúp khí huyết lưu thông cũng có tác dụng tốt, nhưng cần kiên trì.
- Các sản phụ mới sinh cũng dễ gặp tình trạng tay chân lạnh vì thiếu sắt, nên để phòng bệnh, sản phụ, bà mẹ cho con bú có thể bổ sung thêm sắt trong khẩu phần ăn hằng ngày qua các thức ăn như lòng đỏ trứng, gan lợn, thận bò, đậu nành, hạt vừng, đậu khô, mộc nhĩ...
- Luôn giữ ấm chân tay: Trời lạnh, bạn cần đặc biệt chú ý giữ ấm tay chân, đặc biệt là đôi chân bằng các loại tất, gang tay giữ ấm và thấm hút mồ hôi.
- Giảm thiểu tiếp xúc với môi trường lạnh, uống nước lạnh, tuyệt đối không để chân, hay tiếp xúc với đất hoặc nước lạnh.
- Ngâm nước ấm trước khi đi ngủ: Ngâm chân và tay trong nước ấm pha chút muối từ 10 đến 15 phút trước khi đi ngủ là một biện pháp hữu hiệu giúp chân tay ấm áp, kích thích lưu thông máu.
- Có thể cho thêm chút tinh dầu hoa cúc, oải hương vào nước ngâm chân tay để giúp khí huyết lưu thông dễ dàng hơn. Sau đó, lau khô thật nhanh bằng khăn mềm, xoa kem dưỡng da thì đảm bảo sẽ ngủ ngon qua đêm đông giá lạnh.
- Nên lưu ý không nên đi tất chân, tay hoặc mặc quần áo quá chật vì như vậy sẽ không tốt cho việc lưu thông máu trong cơ thể.
- Tập thể dục giúp tay chân giãn nở các mạch máu, lưu thông khí huyết, làm cho sắc da chân, da tay không bị tái xám và buốt lạnh.
- Mùa lạnh nên tăng cường đồ ăn có nhiều calo và chất béo vì chúng cung cấp cho cơ thể nhiều lượng “sưởi ấm” cơ thể. Các thực phẩm chứa vitamin nhóm B, vitamin C, E và các axit amin cũng nên chú ý trong khẩu phần ăn vì chúng có tác dụng giúp tăng lượng hồng cầu trong máu và tăng cường sức đề kháng của cơ thể.
- Nên ăn nhiều cà rốt, cà chua, súp lơ, tiêu, ớt… tốt nhất là ăn đầy đủ các nhóm thực phẩm, không nên để bụng đói vì khi đói, nhiệt độ cơ thể sẽ giảm hơn so với ở mức bình thường.
- Uống nhiều nước là cách tốt để duy trì sức khỏe, và đặc biệt có tác dụng đẩy mạnh lưu thông máu. Vì vậy, dù là mùa đông, bạn vẫn nên uống đủ 8 ly nước mỗi ngày.
NHƯ Ý (Tổng hợp)
Nguồn: Gia đình Việt Nam
- Thực đơn cơm nhà 4 món chưa tới 100.000 đồng, rất thích hợp cho ngày mát trời
- 10 kiểu tóc uốn layer phù hợp với mọi gương mặt chẳng bao giờ lo lỗi mốt
- Bạn trai tung ảnh tình tứ bên H'Hen Niê, vẫn dùng cách quen thuộc để che mặt đối phương
- 4 loại vắc-xin dịch vụ rất cần cho trẻ nhỏ: Cha mẹ nhớ kỹ
- 1Dấu hiệu nhận biết "100%" mẹ bầu mang thai bé trai
- 2Hướng dẫn cách cho trẻ ăn hoa quả theo từng tháng tuổi
- 3Mang thai con đầu lòng thường bao nhiêu tuần thì sinh?
- 4"Chuẩn không cần chỉnh" cách tính sinh trai, gái của cổ học phương Đông
- 511 biểu hiện bất thường ở cơ quan sinh dục bé trai mẹ không được bỏ qua