Kỹ thuật trồng cây Nha đam vừa hút không khí vừa chữa bệnh cực tốt
Kỹ thuật trồng cây Nha đam có thể trồng cạn, có khả năng thích nghi với nhiều loại đất khác nhau. Ở nước ta, cây Nha đam có thể trồng được ở nhiều nơi, nhưng sinh trưởng và phát triển tốt ở những khu vực có số ngày nắng trong năm cao.
Cây Nha đam hay còn gọi là Lô hội. Ngoài việc làm cảnh cây Nha đam còn có thể hút không khí độc hại trong nhà và đặc biệt có thể chữa được nhiều loại bệnh khác nhau như sốt, khớp tim, trĩ, viêm gan, rối loạn tuyến tụy ... Ðặc biệt các bệnh về da, cây Nha đam được xem là một loại thần dược. Lá Nha đam có thể chữa lành các loại bỏng. Nước ép từ lá Nha đam còn có thể chữa được bệnh ung thư da.
Với những tác dụng tốt như vậy tại sao chúng ta không tự tay trồng những cây Nha đam tại nhà để tận dụng triệt để những tác dụng kỳ diệu của nó? Hãy bắt tay trồng ngay từ hôm nay và dưới đây là các bước hướng dẫn kỹ thuật trồng cơ bản nhất cho bạn tham khảo.
Giống
Cây Nha đam hiện nay thường có 2 loại chính là Nha đam mỹ lá dài, bẹ to nặng ký và có nhiều gai nhọn trên lá, phía sau lá thường có phấn trắng và được trồng nhiều vì năng xuất cao. Cây Nha đam Việt Nam là loại cây có lá nhỏ hơn, bẹ mỏng, lá it có gai, và màu xanh không có lớp phấn trắng ở dưới lá.
Thời vụ trồng
Cây Nha đam có thể trồng quanh năm, nhưng tốt nhất là trồng vào mùa Xuân và mùa Thu, vì đây là thời gian cây Nha đam con có thể phục hồi và phát triển nhanh nhất.
Kỹ thuật trồng cây Nha đam
Kỹ thuật trồng cây Nha đam tại nhà cũng giống như bà con trồng kinh doanh ngoài ruộng vô cùng đơn giản. Trước hết hãy trộn đều đất mùn với phân trùn quế, bỏ vào chậu, hỗn hợp đất vừa đủ không cần nhiều quá. Đặt lá nha đam nằm ngang, chôn một phần của lá nha đam xuống dưới nước, phần gân xương lá hướng lên trên.
Nếu bạn trồng cây trong chậu thì bạn nên chuẩn bị một chiếc chậu và có lỗ bên dưới để giúp cây có thể thoát nước tốt và bạn trộn đều đất mùn với phân bò hoặc là phân vi sinh đều được rồi bỏ vào trong chậu cho đến vừa miệng chậu là đủ.
Kỹ thuật trồng cây Nha đam tại nhà cực đơn giản. Ảnh minh họa
Chăm sóc
Để chậu cây Nha đam của bạn có thể sống, phát triển mạnh mẽ nhiều chiếc lá khác thì khâu chăm sóc mặc dù khá đơn giản nhưng đóng vai trò cực kỳ quan trọng, từ việc tưới nước đến “tắm nắng” cho cây. Bạn không được tưới quá nhiều chỉ với lượng vừa đủ vì nếu không cây sẽ úng và chết rất nhanh do chúng ta trồng bằng lá. Đặc biệt khi mới trồng cây Nha đam không được để chậu tắm mưa khi mà cây chưa ra rễ.
Phòng trừ bệnh
Cây Nha đam có đặc điểm rất tốt đó là lá được bao bọc bởi một lớp giáp cứng, nên các loại côn trùng khó có thể gây hại. Nhưng trong điều kiện trồng với mật độ dày, đất quá ẩm và nhiệt độ thấp, lá của Nha đam sẽ bị một số loại trực khuẩn gây hại. Trên mặt lá xuất hiện nhiều đốm đen và sẽ ảnh hưởng rất lớn đến chất lượng của cây Nha đam. Để khắc phục tình trạng này bạn cần cắt bỏ ngay các lá đã nhiễm bệnh rồi đem tiêu hủy tránh lây lan sang các lá khác. Bởi trồng cây Nha đam chủ yếu là thu hoạch lá, do vậy trong quá trình phòng trừ bệnh hại không nên sử dụng các loại thuốc hóa học mất an toàn.
Nguồn: Gia đình Việt Nam
- Cách làm xịt khoáng nha đam giúp da chống nắng hiệu quả
- Những tác dụng làm đẹp da cực hiệu quả của nha đam
- Con không hợp sữa công thức và 5 dấu hiệu khiến 97% mẹ luôn trăn trở
- Chớm hè dùng điều hòa chút xíu, tiền điện đã tăng gấp đôi gấp 3: Chắc chắn phạm 1 trong 4 sai lầm này
- Những lý do bất ngờ trẻ mắc cao huyết áp, cha mẹ đọc xong cần điều chỉnh chế độ ăn uống cho con ngay
- Thực hư hiệu quả của miếng dán hạ sốt mà nhiều người vẫn “tin sái cổ”
- Thực đơn cơm nhà 4 món chưa tới 100.000 đồng, rất thích hợp cho ngày mát trời
- 10 kiểu tóc uốn layer phù hợp với mọi gương mặt chẳng bao giờ lo lỗi mốt
- Bạn trai tung ảnh tình tứ bên H'Hen Niê, vẫn dùng cách quen thuộc để che mặt đối phương
- 4 loại vắc-xin dịch vụ rất cần cho trẻ nhỏ: Cha mẹ nhớ kỹ
- 1Dấu hiệu nhận biết "100%" mẹ bầu mang thai bé trai
- 2Hướng dẫn cách cho trẻ ăn hoa quả theo từng tháng tuổi
- 3Mang thai con đầu lòng thường bao nhiêu tuần thì sinh?
- 4"Chuẩn không cần chỉnh" cách tính sinh trai, gái của cổ học phương Đông
- 511 biểu hiện bất thường ở cơ quan sinh dục bé trai mẹ không được bỏ qua