Dòng sự kiện:

Liệu hít thở không đúng cách có "vác" bệnh vào người?

03:00 20/11/2015
Hít thở sai cách có thể ảnh hưởng đến cả hệ miễn dịch, hệ tuần hoàn, nội tiết, hệ thống thần kinh, dẫn đến một loạt các vấn đề hàng ngày như mệt mỏi mãn tính, xệ vai, đau cổ và gù lưng, cùng một loạt các bệnh về hô hấp.
 

Khi hít thở, cơ hoành, cơ bắp lớn ở đáy xương sườn vận động để không khí vào phổi tối đa, khiến khoang ngực mở rộng và phổi căng lên. Trong phổi không khí từ khí quyển được tách thành oxy cho sự sống đi vào tim, máu, não và các tế bào khác và carbon dioxide sau đó thải ra ngoài.


Phần lớn chúng ta không bao giờ để ý đến việc thở trừ khi phải thở gấp khi gắng sức, bị ốm hoặc bị stress. Hệ quả là chúng ta hình thành thói quen chỉ sử dụng khoảng 1/3 phổi, mặc dù diện tích mô phổi nếu được trải ra sẽ có kích thước “thật không thể tin nổi” - bằng cả một sân tennis.

Là một trong những bản năng ai cũng có nhưng không phải ai cũng đều biết hít thở đúng cách. Hãy xem 5 trường hợp hít thở sai lầm dưới đây và kiểm tra với chính mình:

Thở dài nhiều hơn bình thường


Thở dài là một thói quen để giữ hơi thở. Với mỗi lần thở dài, cơ thể theo bản năng sẽ phải cố lọc lượng oxy. Thở dài quá nhiều chứng tỏ việc hô hấp của bạn đang có vấn đề và cần được điều chỉnh. Không thể phủ nhận thở dài là hoạt động cải thiện hô hấp hiệu quả nhưng cũng không nên lạm dụng.

 Hay ngáp


Khi thoải mái, chúng ta thở từ 5-8 nhịp/ phút. Việc ngáp (hay còn gọi là thở cạn) sẽ lấy hết không khí trong khoang ngực. Một lần thở cạn sẽ lấy đi từ 10-20 hơi thở hầu hết trong ngực. Nếu mọi người phàn nàn rằng bạn ngáp quá nhiều hoặc làm việc gì đó không bình thường, rất có thể là do bạn đã hít thở sai cách.

Nghiến răng

Nguyên nhân của nghiến răng vào buổi đêm là do căng thẳng hoặc thở nông. Thở không đúng cách thường đi kèm với nghiến răng như là triệu chứng của stress.

Trong khoảng 40 % những người kinh niên bị căng thẳng hoặc bị bệnh tâm thần, việc nghiến răng và hít thở không đúng cách luôn đi liền với nhau.

Đau vai, cổ

Khi thở bằng ngực, các cơ ở cổ, vai, lưng lúc nào cũng căng lên để có thể mang lại nhiều oxy hơn. Nếu bạn cảm thấy căng thẳng nhưng không phải do tập thể dục hoặc chấn thương thì đau vai, cổ chính là biểu hiện của việc hít thở sai cách.

 Luôn luôn mệt mỏi


Khi mệt mỏi, hơi thở cũng không được hiệu quả như bình thường. Thở không đúng cách có nghĩa là bạn không có đủ một trong ba yếu tố cần thiết cho năng lượng - oxy, thực phẩm và nước.

Hơn nữa, nếu người hít thở không hiệu quả sử dụng ít nhất là 20 % dung tích phổi để mở những cơ như ở, cổ và vai thì sẽ mang tới những nỗ lực nhiều hơn. Một trong những giả thuyết có sức thuyết phục nhất sau hội chứng mệt mỏi mãn tính kết nối với cách hít thở.

Thở bằng miệng


Thở qua miệng thay vì mũi là thói quen xấu phổ biến nhất. “Những người đang lo lắng và bận rộn thường sử dụng miệng để thở, điều đó gây khô miệng cũng như mệt mỏi. Bên cạnh đó, lượng không khí hít vào nhiều hơn mức cần thiết làm tim đập nhanh, đau ngực và ngứa ran ở bàn tay, bàn chân”, cô Lizze Fluge cho biết. Nếu không được kiểm soát, cách thở như vậy có thể đưa tâm trí vào trạng thái hoảng loạn nếu người đó đang lo lắng hay sợ hãi.

Nín thở

Giữ hơi thở hay nín thở là một thói quen vô thức khá phổ biến đối với những người cầu tiến, mong muốn đạt thành tích cao. Ngoài ra, người quen nín thở sẽ lấy hơi đột ngột sâu hoặc đưa ra những tiếng thở dài để bù đắp lượng ôxy thiếu hụt. Họ cũng thường thở bằng ngực, làm tăng cảm giác căng thẳng và từ đó gây đau thắt ở vùng vai và cổ.

Hít thở sai cách có thể ảnh hưởng đến cả hệ miễn dịch, hệ tuần hoàn, nội tiết, hệ thống thần kinh, dẫn đến một loạt các vấn đề hàng ngày như mệt mỏi mãn tính, xệ vai, đau cổ và gù lưng. Các bác sĩ về hô hấp cũng bổ sung: Hít thở sai cách cũng có nghĩa là phổi mất nhiều thời gian để phục hồi từ các bệnh nhiễm trùng ngực, viêm phế quản và làm nặng thêm các bệnh như hen suyễn và bệnh phổi.

TUỆ ANH (Tổng hợp)

Nguồn: Gia đình Việt Nam