Lợi ích của việc cho trẻ đi ngủ trước 9 giờ tối cha mẹ cần biết
Trong khi ngày xưa trẻ em thường đi ngủ rất sớm thì trẻ em ngày nay lại thường thích thức khuya và tỏ ra khó chịu khi bố mẹ bắt đi ngủ sớm. Thế nhưng, rất nhiều nghiên cứu đã chỉ ra rằng trước 9 giờ là khung giờ vàng để cho trẻ đi ngủ vì nó đóng vai trò vô cùng quan trọng đối với sức khỏe và sự phát triển của trẻ.
Vì sao phải cho trẻ đi ngủ trước 9 giờ?
Lợi ích đầu tiên của việc cho trẻ đi ngủ sớm chính là giúp chiều cao của trẻ được phát triển hoàn thiện. Phát triển là một phần vô cùng quan trọng trong những năm đầu đời, và quá trình phát triển chỉ diễn ra khi trẻ ngủ. Trong giai đoạn thứ 4 của giấc ngủ, tức là khoảng thời gian từ 10 giờ tối đến 12 giờ 30 giờ sáng, hooc-môn tăng trưởng chiều cao của trẻ sản sinh ở mức đỉnh điểm, có thể chiếm tới 20% – 40% tổng lượng hooc-môn được sản sinh trong 1 ngày. Nếu trẻ thức khuya thì lượng hooc-môn sẽ không được sản sinh nhiều, từ đó khiến trẻ không phát triển được nhiều.
Do đó, nên rèn cho trẻ nhỏ thói quen đi ngủ sớm, tốt nhất là trước 9 giờ tối. Bởi sau khi bắt đầu vào giấc ngủ khoảng 30 phút, trẻ mới ngủ sâu. Và sau đó khoảng 1 giờ đồng hồ mới chính thức tiến vào “giờ cao điểm” sản sinh hooc-môn tăng trưởng. Như vậy, chiều cao của trẻ sẽ được phát triển một cách toàn diện và đầy đủ nhất.
Đi ngủ trước 9 giờ là chìa khóa cho sự phát triển chiều cao cũng như trí tuệ toàn diện của trẻ.
Không chỉ thế, những cuộc nghiên cứu đã cho thấy rằng những trẻ ngủ đủ giấc thường sẽ làm việc hiệu quả hơn, tập trung hơn và có thể học và tiếp nhận thông tin tốt hơn. Trẻ ngủ sớm khí huyết sẽ cao khiến đại não được vận hành thoải mái, dễ chịu dẫn đến trí nhớ tốt, khả năng học tập sẽ tăng lên gấp 1,5 lần. Ngược lại, khi trẻ ngủ muộn, khí huyết không đủ làm cho máu và dưỡng khí không đủ để nuôi dưỡng não dẫn đến thiếu khả năng tập trung, trí nhớ tự nhiên sẽ không tốt và khả năng học tập giảm sút.
Vậy làm thế nào để có thể rèn thói quen đi ngủ sớm và tạo giấc ngủ ngon cho trẻ?
Bố mẹ nên là người hình thành thói quen ngủ sớm cho trẻ vì trẻ học hầu hết những thói quen từ người lớn. Hình thành thói quen ngủ lành mạnh cho trẻ là một nhiệm vụ vô cùng quan trọng bởi vì nó tạo ra một nếp sống nhịp nhàng đều đặn, từ đó tác động tích cực đến sức khỏe của trẻ, cả thể chất lẫn tinh thần.
Thay đổi giờ ngủ của cả nhà:
Điều này có nghĩa là bạn không chỉ bắt con đi ngủ sớm, mà còn phải thay đổi thói quen ngủ của cả nhà. Nếu con đang nằm trên giường mà vẫn thấy ánh đèn hay tiếng động của bố mẹ đang nói chuyện hay xem TV, thì tất nhiên trẻ sẽ không muốn ngủ mà nghĩ đó là giờ để chơi, xem TV và nhảy quanh nhà.
Tạo ra vài thói quen vào giờ đi ngủ:
Ví dụ bố mẹ có thể đọc sách cho trẻ trước khi ngủ. Như thế sau vài ngày, trẻ sẽ biết rằng lúc bố mẹ lấy sách ra đọc cũng là lúc lên giường đi ngủ.
Đừng cho trẻ sử dụng những thiết bị công nghệ như điện thoại hay Ipad trước khi ngủ.
Kiểm tra đèn ngủ trong phòng con:
Đèn ngủ đóng vai trò rất quan trọng đối với giấc ngủ của trẻ. Ánh đèn màu vàng nhẹ được tin là giúp cơ thể thư giãn và chuẩn bị để ngủ.
Tắt hết thiết bị công nghệ trước khi đi ngủ:
Ánh sáng từ điện thoại hay Ipad ảnh hưởng rất lớn đến giấc ngủ và việc bố mẹ sử dụng những thiết bị này trước khi đi ngủ sẽ là tấm gương xấu khiến con bắt chước theo.
Tập thể dục nhẹ nhàng
Một cuộc đi bộ hay đạp xe gia đình sau bữa tối có thể cải thiện chất lượng giấc ngủ lên rất nhiều.
Theo Trí Thức Trẻ
Nguồn: Gia đình Việt Nam
- Thực đơn cơm nhà 4 món chưa tới 100.000 đồng, rất thích hợp cho ngày mát trời
- 10 kiểu tóc uốn layer phù hợp với mọi gương mặt chẳng bao giờ lo lỗi mốt
- Bạn trai tung ảnh tình tứ bên H'Hen Niê, vẫn dùng cách quen thuộc để che mặt đối phương
- 4 loại vắc-xin dịch vụ rất cần cho trẻ nhỏ: Cha mẹ nhớ kỹ
- 1Dấu hiệu nhận biết "100%" mẹ bầu mang thai bé trai
- 2Hướng dẫn cách cho trẻ ăn hoa quả theo từng tháng tuổi
- 3Mang thai con đầu lòng thường bao nhiêu tuần thì sinh?
- 4"Chuẩn không cần chỉnh" cách tính sinh trai, gái của cổ học phương Đông
- 511 biểu hiện bất thường ở cơ quan sinh dục bé trai mẹ không được bỏ qua