Lợi ích sức khỏe của việc ăn cá hồi
Trị đau và viêm khớp: Cá hồi cung cấp cho cơ thể các hoạt chất sinh học giúp tăng cường, ổn định và điều tiết quá trình tổng hợp collagen trong các khớp xương và sụn, từ đó có tác dụng giảm đau khớp do bệnh viêm xương khớp gây ra.
Tốt cho não bộ : Dưỡng chất DHA có trong cá hồi có vai trò rất quan trọng trong quá trình phát triển của tế bào não và hệ thần kinh, đặc biệt là đối với trẻ nhỏ. Nếu thiếu dưỡng chất này con người sẽ giảm trí nhớ, kém thông minh.
Bên cạnh đó, nhiều nghiên cứu đã chỉ ra rằng cá hồi hỗ trợ rất lớn trong quá trình phát triển não bộ của thai nhi. Vì vậy, đối với phụ nữ mang thai, việc tăng lượng cá hồi trong chế độ ăn là vô cùng cần thiết.
Bổ sung nước: Mặc dù hầu hết các loài cá đều giúp giữ cho cơ thể không bị thiếu nước, song ăn cá hồi có hiệu quả cao hơn. Nó có thể làm mát cơ thể một cách tự nhiên.
Phát triển cơ bắp: Thường xuyên ăn cá hồi sẽ giúp cơ bắp săn chắc vì trong cá hồi có chứa hàm lượng protein và axit béo omega-3 cao. Giúp thúc đẩy sự trao đổi chất cho cơ thể, giúp cải thiện phục hồi các cơ. Bổ sung lượng protein mới để bù đắp lượng protein đã bị mất trong quá trình tập luyện.
Bảo dưỡng hệ thần kinh: Nguồn dồi dào DHA và các loại a xít béo omega 3 khác trong cá giúp não phát triển hiệu quả. Trẻ em từ 3 - 10 tuổi nên ăn cá hồi vì giúp phát triển hệ thần kinh khỏe mạnh.
Giảm căng thẳng và trầm cảm: Ăn cá hồi thường xuyên giúp đẩy lùi căng thẳng và mệt mỏi. Đây là một trong những lý do các bác sĩ thường khuyên bệnh nhân ăn loại cá này.
Cải thiện tim mạch: Ngoài DHA và chất béo omega 3, cá hồi chứa nhiều chất EPA giúp quả tim hoạt động trơn tru. Nó có tác dụng giảm viêm và giảm nguy cơ bị máu vón cục. Nếu có thể ăn cá hồi 2 lần mỗi tuần, bạn có thể giảm thiểu nguy cơ bị trụy tim và các rối loạn về tim mạch khác.
Tăng thị lực: Ăn cá hồi giúp bạn có thể bảo vệ mắt khỏi các vấn đề về thị lực. Nó ngừa thoái hóa điểm vàng, một trong những nguyên nhân chính dẫn đến mù lòa.
Bổ sung vitamin D: Cá hồi là một trong những nguồn giàu vitamin D. Thiếu vitamin này có thể gây ra các bệnh như ung thư, bệnh đa xơ cứng (bệnh của hệ thần kinh gây tê liệt dần dần), viêm khớp và nhiều bệnh khác.
Đẩy lùi ADHD: Cá hồi không nên thiếu trong chế độ dinh dưỡng của trẻ em bị rối loạn tăng động (ADHD) và thiếu tập trung. Chính hàm lượng cao DHA trong cá giúp đẩy lùi ADHD và tăng khả năng tập trung.
Chăm sóc da và tóc: Các dưỡng chất trong cá hồi như protein, vitamin D và các a-xít béo omega-3 giúp cải thiện làn da và tóc, giúp tóc bóng mượt hơn và da mịn màng hơn.
Axit béo omega-3 trong cá hồi có tác dụng bảo vệ các tế bào và giữ ẩm cho da. Nó cũng khuyến khích sản xuất collagen và sợi elastin, giúp da khỏe mạnh. Ngoài ra, các axit béo trong cá hồi cũng cung cấp dinh dưỡng cho nang lông và giúp duy trì mái tóc khỏe mạnh. Đây chính là loại dầu tự nhiên duy trì độ ẩm cho da đầu và tóc. Vì vậy mà cá hồi giúp chống lại hiện tượng da bị cháy nắng cũng như bệnh ung thư da.
Tuy nhiên, do môi trường sống không được đảm bảo, cá hồi chứa hàm lượng thủy ngân rất cao. Vì thế, cần ăn cá hồi trong một chế độ dinh dưỡng cân bằng và lựa chọn những con cá hồi có nguồn gốc “sạch” để dùng.
8 tác động tiêu cực của cá hồi Béo phì và tiểu đường týp 2: Một nửa dưỡng chất có trong thịt cá hồi là chất béo và chính chúng là nguyên nhân gây ra bệnh béo phì hoặc tiểu đường tuýp 2. Một điều đáng chú ý là lượng chất béo này có chứa hàm lượng cholesterol cao nên nếu ăn quá nhiều có thể làm tăng lượng đường trong máu và dẫn đến bệnh tiểu đường. Thịt của cá hồi làm mất canxi, dễ gây loãng xương và sỏi thận. Chứa chất thải asen cao: Thịt cá hồi có chứa hàm lượng chất độc tương đối cao như là chất asen, thủy ngân, dioxin và nhiều chất độc khác. Các dư lượng chất độc có trong cá hồi được xác định là còn cao hơn dư lượng chất độc có trong môi trường nước mà chúng đang sinh sống. Rận biển: Rận biển là loại ký sinh trùng đặc trưng sống trong các đại dương và có khả năng phá hủy xương cũng như khuôn mặt của cá. Nghiên cứu chỉ ra rằng cá hồi là loại cá thường xuyên bị nhiễm trùng do rận biển. Đó là một trong những lý do không nên ăn quá nhiều cá hồi, đặc biệt là thịt cá hồi sống. Nước thải: Cá hồi đại dương rất nhạy cảm với môi trường có chất thải trong đại dương, chủ yếu phục vụ cho sản xuất quy mô lớn. Vì vậy, cá hồi có thể được nuôi dưới đáy đại dương thối rữa với nước thải của các khu dân cư, xác chết của các loài cá khác. Rủi ro cho trẻ sơ sinh: Các bà bầu hoặc bà mẹ đang nuôi trẻ sơ sinh không nên ăn thịt cá hồi vì có thể làm bé chậm đi và chậm phát triển. Thậm chí trẻ sẽ có trí nhớ kém và khả năng tập trung không cao. Màu nhân tạo: Cá hồi nuôi có màu hồng để chúng có màu giống như cá hồi tự nhiên. Tuy nhiên thực chất đó chỉ là màu nhân tạo mà thôi. Màu thực phẩm nhân tạo dẫn đến nhiều mối nguy hại cho sức khỏe và cũng là chất gây ung thư. PCBs: Những người thường xuyên ăn cá hồi có thể mắc chứng đãng trí hay quên, nếu lâu dài có thể dẫn tới mất trí. PCBs là loại hóa chất tổng hợp gây ô nhiễm nước và chứa rất nhiều độc tố có hại cho sức khỏe. |
Chi Chi (tổng hợp)
Nguồn: Gia đình Việt Nam
Video hot: [mecloud]NmMy4kBmEA[/mecloud]
- Thực đơn cơm nhà 4 món chưa tới 100.000 đồng, rất thích hợp cho ngày mát trời
- 10 kiểu tóc uốn layer phù hợp với mọi gương mặt chẳng bao giờ lo lỗi mốt
- Bạn trai tung ảnh tình tứ bên H'Hen Niê, vẫn dùng cách quen thuộc để che mặt đối phương
- 4 loại vắc-xin dịch vụ rất cần cho trẻ nhỏ: Cha mẹ nhớ kỹ
- 1Dấu hiệu nhận biết "100%" mẹ bầu mang thai bé trai
- 2Hướng dẫn cách cho trẻ ăn hoa quả theo từng tháng tuổi
- 3Mang thai con đầu lòng thường bao nhiêu tuần thì sinh?
- 4"Chuẩn không cần chỉnh" cách tính sinh trai, gái của cổ học phương Đông
- 511 biểu hiện bất thường ở cơ quan sinh dục bé trai mẹ không được bỏ qua