Dòng sự kiện:

Lợi ích "vàng" của khoai tây đối với sức khỏe mà bạn chưa biết

22:00 09/01/2016
Khoai tây rất giàu vitamin C, B6, chất xơ, có lợi ích rất lớn cho sức khỏe của bạn.

Tin liên quan

 [mecloud]vukKFI2386[/mecloud]

Khoai tây là nguồn cung cấp vitamin C và B6, kali, mangan, chất xơ, photpho, niacin (còn được gọi là vitamin B3, axit nicotinic hay vitamin PP) và axit pantothenic (vitamin B5).

Thêm vào đó, khoai tây còn chứa nhiều dinh dưỡng thực vật, bao gồm carotenoid (một dạng sắc tố hữu cơ có tự nhiên trong thực vật, tảo, một vài loài nấm và một vài loài vi khuẩn), flavonoid (flavonoid trong tự nhiên có màu vàng, là 1 loại chất chuyển hóa trung gian của thực vật) và axit caffeic.

Lợi ích sức khỏe của khoai tây

Tốt cho người bệnh tiểu đường: Nhiều người nghĩ rằng khoai tây không tốt cho những người bị bệnh tiểu đường vì nó có thể làm tăng lượng đường trong máu. Trên thực tế khoai tây không ảnh hưởng đến chỉ số đường huyết của người bệnh tiểu đường.  

Làm giảm huyết áp: Có rất nhiều cách để khoai tây có thể giúp bạn làm giảm huyết áp. Chất xơ giúp cải thiện chức năng của insulin, từ đó điều hòa mức glucozơ và làm giảm huyết áp. Kali cũng có thể giúp làm hạ huyết áp do nó đóng vai trò như một loại thuốc làm giãn mạch máu. Các nhà khoa học tại Viên Nghiên cứu Thực phẩm (thuộc Vương quốc Anh) đã phát hiện ra rằng khoai tây có chứa một loại hóa chất có tên gọi kukoamine, giúp làm giảm huyết áp.

Trị loét dạ dày: Trong cuộc nghiên cứu, các nhà khoa học tại Trường ĐH Manchester (Anh) đã phát hiện khoai tây có chứa các phân tử kháng khuẩn độc đáo, có thể giúp điều trị chứng loét dạ dày và giúp ngăn chặn sự phát triển của các loại vi khuẩn lưu trú trong dạ dày, vốn là nguyên nhân gây tình trạng loét dạ dày và ợ nóng. Do đó mọi người có thể bổ sung vào cơ thể hằng ngày như là một phần của lối sống lành mạnh.  

Cải thiện chức năng của não bộ và sức khỏe hệ thần kinh: Vitamin B6 có trong khoai tây đặc biệt cần thiết để duy trì sức khỏe hệ thần kinh. Vitamin B6 giúp tạo ra các amin, một loại hợp chất hữu cơ dẫn truyền thần kinh, bao gồm có serotonin, melatonin, epinephrine và norepinephrine- điều đó có nghĩa là ăn khoai tây sẽ giúp làm giảm nguy cơ trầm cảm, căng thẳng và bạn sẽ có một giấc ngủ ngon hơn.

Tăng cường khả năng miễn dịch: Vitamin C giúp phòng ngừa rất nhiều loại bệnh, từ scorbut (biểu hiện với những triệu chứng như: chảy máu nướu răng, chậm lành vết thương, các vết thâm tím rộng trên da, sự dễ bị nhiễm trùng, dễ bị kích động và trầm cảm) đến bệnh cảm lạnh thông thường, với một củ khoai tây cỡ trung bình chứa khoảng 45% lượng vitamin C cơ thể cần trong một ngày.

Chống viêm: Những người bị viêm khớp có thể được lơi rất nhiều nhờ ăn khoai tây hoặc uống nước khoai tây luộc. Hàm lượng vitamin C trong khoai tây hoạt động như một chất chống oxi hóa làm giảm viêm. Kali và vitamin B6 giúp chống viêm trong hệ thống tiêu hóa và miệng. Canxi và magie cũng rất hữu dụng trong việc ngăn ngừa bệnh thấp khớp.

Đẩy mạnh quá trình tiêu hóa: Lương cacbonhydrat có trong khoai tây khiến chúng rất dễ tiêu hóa và chất xơ cũng khiến dạ dày tiêu hóa tốt hơn.

Tốt cho tim mạch: Khoai tây rất tốt cho tim. Chất xơ giúp làm giảm cholesterol trong các mạch máu, vitamin C và B6 giúp giảm thiểu lượng gốc tự do, carotenoid giúp duy trì sự hoạt động ổn định của tim mạch. Ngoài ra, vitamin B6 còn đóng vai trò quan trọng trong quá trình methyl hóa, biến đổi các phân tử homocysteine có khả năng gây nguy hại thành phân tử lành tính. Quá nhiều homocysteine sẽ làm hỏng các thành mạch máu, tăng nguy cơ đau tim và đột quỵ.

Ngăn ngừa ung thư: Một vài loại khoai tây chứa chất chống oxi hóa flavonoid zeaxanthin, carotene, vitamin A và hợp chất hóa học quercetin; tất cả đều có thể giúp ngăn ngừa tế bào ung thư phát triển. Khoai tây đỏ và nâu đỏ có tác dụng tốt nhất do chúng chứa lượng lớn chất chống oxi hóa flavonoid.

Chăm sóc da: Vitamin C, vitamin B6, kali, magie, kẽm và photpho đều có thể giúp da bạn mềm mịn như khoai tây nghiền vậy.

Tác hại của khoai tây với sức khỏe

Kể cả khi được chuẩn bị một cách kĩ lưỡng, khoai tây có thể gây hại với những người bị béo phì hay tiểu đường. Chúng chứa nhiều cacbonhydrat, có thể dẫn đến việc tăng cân nhanh. Chúng sẽ gây bất lợi cho những người muốn giảm cân. Tuy vậy, khoai tây lại là lựa chọn tuyệt vời cho một số vận động viên.

Thêm vào đó, khoai tây còn có chỉ số đường huyết cao, có thể gây ra sự gia tăng nhanh chóng lượng đường trong máu và đẩy mạnh sản xuất insulin, do đó những người bị bệnh tiểu đường không nên ăn quá nhiều khoai tây.

Lưu ý khi chế biến khoai tây

Khoai tây đã tồn tại và gắn bó với bữa ăn của hàng triệu gia đình trên toàn thế giới. Chỉ cần một vài thao tác đơn giản với khoai tây và một vài nguyên liệu sẵn có, bạn có thể chế biến được món trứng chiên khoai tây cho bữa sáng năng lượng, thịt nhồi khoai tây cho bữa trưa thật đậm đà, chân giò hầm khoai tây để bữa tối dinh dưỡng và rất nhiều món ăn ngon miệng, đẹp mắt, chất lượng khác.

Để luôn chắc chắn rằng những củ khoai tây mình mua là những củ khoai tây tươi nhất, ngon nhất, hãy chọn cho mình những củ khoai tây với hình dáng cân đối, cứng, lớp vỏ vàng, mượt và sạch sẽ.

Nên tránh chọn các khoai có da nhăn nheo hoặc héo, có các chỗ đen mềm, đổi màu, các vết cắt hoặc bầm trên bề mặt vỏ hay vỏ đã chuyển sang màu xanh.

Theo kinh nghiệm dân gian, khoai tây sẽ giữ được nguồn dưỡng chất khi đưa vào cơ thể nếu bạn sử dụng, chế biến đúng cách. Theo đó, người tiêu dùng cần lưu ý những điều sau.

- Nên gọt vỏ và ngâm khoai tây trong nước để giảm được chất acrilamit có hại cho cơ thể.

- Không nấu chung khoai tây với cà chua, nhất là cà chua xanh để món ăn không tạo thành những cục vón khó tiêu, có hại cho dạ dày.

- Nên nấu khoai tây với thịt bò để làm giảm chất xơ có hại cho niêm mạc dạ dày trong loại thịt này, giúp hình thành các chất dinh dưỡng khác tốt cho cơ thể.

- Sau khi ăn khoai tây không nên tráng miệng với chuối, vì chúng sẽ tạo ra nhiều chất carbonhydrate, làm tăng nguy cơ béo phì cho cơ thể.

Chi Chi (tổng hợp)

Nguồn: Gia đình Việt Nam

Video hot: [mecloud]n7cn8XNbYj[/mecloud]