Dòng sự kiện:

Lời khuyên hữu ích trong việc dùng tủ lạnh để bảo vệ sức khỏe

17:23 23/11/2015
Rất nhiều bà nội trợ cho rằng chiếc tủ lạnh chính là kho lưu trữ thực phẩm an toàn nhất dành cho cả gia đình.

 

 

 

 [mecloud]jUyFUKqIDi[/mecloud]

Vì thế, có bất kì thứ gì, họ đều nhồi nhét vào trong tủ và không cần biết để như thế nào cho đúng hay cần phải làm vệ sinh cho tủ.

Chính những suy nghĩ và cách làm sai lầm này của chị em đã biến chiếc tủ trở thành nơi ẩn chứa nhiều vi khuẩn gây hại cho sức khỏe gia đình.

Dưới đây là những lời khuyên hữu ích dành cho các bà nội trợ thông minh trong việc sử dụng tủ lạnh:

Không nhồi nhét quá nhiều thực phẩm vào tủ lạnh

Cho thực phẩm vào tủ lạnh một cách vô tội vạ, không chỉ ảnh hưởng đến hiệu quả bảo quản mà còn vô tình làm thực phẩm bị nhiễm chéo, sản sinh vi khuẩn, độc tố cho người dùng.

Thực phẩm sống, chín lẫn lộn sẽ tạo điều kiện thuận lợi để vi khuẩn sinh sôi dẫn đến mất chất dinh dưỡng, mau hỏng hoặc tệ hơn là thựcphẩm bị nhiễm độc. Cần tách biệt ngăn và hộp đựng thực phẩm sống, chín, hoặc thịt cá, rau củ mềm mau hỏng với rau củ cứng để đảm bảo vệ sinh, an toàn trong ăn uống.

Nên tập thói quen sắp xếp thực phẩm một cách khoa học trong tủ lạnh, ngăn nào để món nào, món nào dùng thường xuyên, món nào ít dùng sẽ vừa bảo đảm các nguyên liệu được giữ gìn tươi ngon, an toàn, vệ sinh, vừa tiết kiệm thời gian tìm kiếm cho mọi thành viên.

Vệ sinh sạch sẽ tủ lạnh thường xuyên

Một số vi khuẩn không ngừng sinh sôi trong tủ lạnh, đây có thể là nguồn gây ngộ độc thực phẩm. Vì vậy, nên vệ sinh tủ lạnh 1 tuần/ lần với nước nóng và thuốc khử trùng.

Không tái sử dụng hộp dùng một lần

Mọi người thích tận dụng lại hộp lưu trữ khi đi mua thực phẩm chế biến bên ngoài mà không biết rằng những hộp/ chai/ bình nhựa này chỉ sử dụng một lần, hoặc tối đa 3 lần.

Nếu dùng tiếp, các vật dụng này sẽ tiết ra chất độc, ảnh hưởng đến thực phẩm bên trong và người chịu hậu quả cuối cùng chính là người dùng.

Rất nhiều gia đình dùng bình nhựa chứa nước suối, nước khoáng bán sẵn cho vào tủ lạnh. Họ không biết rằng nhựa chất lượng kém ở nhiệt độ thấp sẽ tiết ra độc tố dioxin, chất cực độc gây ra các bệnh ung thư, đặc biệt gây hại cho phụ nữ mang thai và trẻ em.

Hoặc thói quen chất rất nhiều chai lọ và món ăn linh tinh trên cánh cửa tủ lạnh mà không biết rằng việc này sẽ làm cánh cửa bị quá tải, không thể đóng khít hoàn toàn và mau xệ.

Mỗi thực phẩm cần được bảo quản ở ngăn mát và ngăn đông khác nhau

Khi thực phẩm bị nhồi nhét quá nhiều trong tủ lạnh, tình trạng độ lạnh không đồng đều rất dễ xảy ra, có thể làm thực phẩm bị giảm chất lượng, hỏng nhanh hơn hoặc lẫn mùi khó chịu. Và thực tế, mỗi loại thực phẩm cần được bảo quản ở nhiệt độ khác nhau.

Ngăn đông dùng để trữ những thực phẩm như thịt gia cầm, hải sản, luôn dưới 0 độ C.

Ngăn mát trên cùng thích hợp để đồ ăn còn thừa sau mỗi bữa ăn, đồ uống, đồ ăn sẵn nên duy trì 4-5 độ C.

Ngăn mát giữa là nơi phù hợp cho các đồ cần bảo quản mát như cà phê, sữa chua, bánh ngọt.

Ngăn cuối cùng tách biệt hẳn với các ngăn mát khác dùng để trữ rau củ quả. Trước khi nấu 2-3 tiếng, hãy rã đông bằng cách lấy thực phẩm ngăn đông ra để vào ngăn mát.

Không mở cửa tủ quá lâu

Việc mở cửa tủ quá lâu không những khiến hơi lạnh vị xâm nhập, tốn nhiều điện năng mà các vi khuẩn ngoài không khí có thể sinh sôi nảy nở nhanh hơn do nhiệt độ bên trong tủ tăng lên.

Để rau sống chưa rửa vào tủ lạnh

Vi khuẩn E.coli có thể nhiễm chéo từ rau sang các thức ăn khác trong tủ lạnh.

Do đó, nhớ rửa sạch rau trước khi cho vào ngăn dự trữ riêng trong tủ.

Chi Chi (Tổng hợp)

Nguồn: Gia đình Việt Nam

Video xem nhiều nhất: [mecloud]OOzB7Bk31O[/mecloud]