Lý do bạn nên ngừng ngay việc mang điện thoại vào nhà vệ sinh
Một nghiên cứu đăng trên Annals of Microbiology Clinical and Antimicrobials phát hiện ra rằng 95% điện thoại di động nhiễm bẩn vi khuẩn, một số trong đó có khả năng gây nhiễm trùng, chẳng hạn như nhiễm trùng tụ cầu khuẩn. Các nhà nghiên cứu tại Đại học Arizona (Mỹ) cũng tìm ra rằng điện thoại của chúng ta mang gấp 10 lần vi khuẩn so với bệ cầu nhà vệ sinh.
Sử dụng điện thoại trong nhà vệ sinh có thể khiến bạn rước bệnh tật vào người. Ảnh: Huffpost.
Theo Trung tâm Kiểm soát Bệnh tật của Mỹ, nói chuyện qua điện thoại khi bị ốm khiến các vi trùng từ đường hô hấp nằm lại trên thiết bị di động, trong số đó có các virus gây ra bệnh cúm có thể sống trên bề mặt điện thoại trong vòng 24 giờ. Vì vậy, nếu bạn bị cúm mà vẫn sử dụng điện thoại, khả năng lây lan cúm cho những người thân xung quanh là rất cao.
Jamin Brahmbhatt, bác sĩ chuyên khoa tiết niệu tại Trung tâm Y tế Khu vực Orlando (bang Florida, Mỹ) khẳng định rằng việc sử dụng điện thoại trong nhà tắm hay nhà vệ sinh không phải là hành động tốt vì đó đều là những nơi khá bẩn. Vi khuẩn hiện hữu trong toàn bộ phòng tắm hay nhà vệ sinh như tay nắm cửa, bồn cầu, bồn rửa tay. Bạn có thể rửa tay khi đã xong, nhưng bạn không thể rửa chiếc điện thoại của mình.
Vi khuẩn và virus không chỉ bám vào túi quần áo mà nó cũng có thể nằm lại trên bề mặt chiếc điện thoại, trên từng chữ số hay bàn phím bấm. Trung bình chúng ta chạm vào điện thoại ít nhất 2.600 lần mỗi ngày, có nghĩa là cơ hội lây nhiễm rất nhiều.
Để giảm nguy cơ nhiễm bệnh từ điện thoại di động, đừng chạm vào nó trong khi bạn đang đi vệ sinh, rửa tay sạch sẽ sau khi sử dụng phòng tắm, nhà vệ sinh hoặc sau khi chạm vào các bề mặt có khả năng nhiễm khuẩn và cần làm sạch các bề mặt này thường xuyên. Tốt nhất là sử dụng chất sát trùng có cồn để tẩy rửa bề mặt.
Đối với điện thoại hay các thiết bị thông minh khác, bạn hãy sử dụng khăn sạch để vệ sinh và cân nhắc sử dụng chất tẩy rửa đặc biệt dành cho điện thoại di động và màn hình.
Nguồn: Gia đình Việt Nam
- Những người thích lướt điện thoại sát giờ ngủ nên biết điều nguy hại này
- Mẹo hay để con chơi điện thoại, xem ti vi một cách thông minh
- 2 mẹo vặt thú vị với điện thoại bạn nên biết
- Thực đơn cơm nhà 4 món chưa tới 100.000 đồng, rất thích hợp cho ngày mát trời
- 10 kiểu tóc uốn layer phù hợp với mọi gương mặt chẳng bao giờ lo lỗi mốt
- Bạn trai tung ảnh tình tứ bên H'Hen Niê, vẫn dùng cách quen thuộc để che mặt đối phương
- 4 loại vắc-xin dịch vụ rất cần cho trẻ nhỏ: Cha mẹ nhớ kỹ
- 1Dấu hiệu nhận biết "100%" mẹ bầu mang thai bé trai
- 2Hướng dẫn cách cho trẻ ăn hoa quả theo từng tháng tuổi
- 3Mang thai con đầu lòng thường bao nhiêu tuần thì sinh?
- 4"Chuẩn không cần chỉnh" cách tính sinh trai, gái của cổ học phương Đông
- 511 biểu hiện bất thường ở cơ quan sinh dục bé trai mẹ không được bỏ qua