Lý do nên ăn những sợi xơ bên trong quả chuối
Chuối là loại thực phẩm mang lại nhiều giá trị dinh dưỡng có lợi cho sức khỏe, ngoài phần ruột vàng mịn, có bao giờ bạn để ý những sợi xơ bao quanh và bỏ chúng đi khi ăn không? Có thể bạn không biết rằng những sợi xơ ấy lại khiến chúng trở nên đặc biệt. Những sợi xơ đó không chỉ có tên gọi là xơ chuối mà còn có tên khoa học là "bó sợi Phloem".
Sợi xơ chuối hay còn gọi là "bó sợi Phloem" thực sự chứa nhiều chất dinh dưỡng. Ảnh: Internet
Theo tờ The Reader's digest, cùng với Xylem (bộ phận vận chuyển nước nuôi sống cây trồng), Phloem có nhiệm vụ vận chuyển dinh dưỡng trong cây, cung cấp đủ lượng khoáng chất và nước cần thiết cho cây phát triển tốt nhất, phân phối chất dinh dưỡng cho chuối được chín. Mô thức hoạt động của bó sợi cũng như những bó dây "tĩnh mạch" và "động mạch" của cơ thể vậy. Tiến sĩ Elizabeth Trattner A.P DOM, bác sĩ chuyên khoa Y học Trung Hoa và Y học tổng hợp cho biết mặc dù cấu trúc của những bó sợi Phloem hơi khác so với chất dinh dưỡng mà chúng có, việc tiêu thụ chúng là rất có lợi cho sức khỏe.
Chính vì lý do này, theo thời gian, bó sợi Phloem tích tụ một lượng lớn chất dinh dưỡng để có thể đáp ứng đủ chất và môi trường giúp chuối được hoàn hảo nhất. Các chất dinh dưỡng bao gồm kali, chất xơ, vitamin A và vitamin B6. Do đó bạn không nên vứt bỏ chúng khi ăn chuối, hãy ăn chúng cùng với phần thịt của quả, để không còn cảm giác vướng víu.
Nguồn: Gia đình Việt Nan
- Kem trộn một chất có chiết xuất từ chuối sẽ lâu tan hơn
- Tại sao người Nhật thường xuyên ăn chuối chín có đốm đen?
- Ăn chuối vào những thời điểm này sẽ giúp bạn giảm cân hiệu quả
- Vỏ chuối có thể làm răng trắng sáng hơn
- Trời lạnh ăn cá kho chuối xanh thì bao nhiêu cơm cũng hết sạch
- Thực đơn cơm nhà 4 món chưa tới 100.000 đồng, rất thích hợp cho ngày mát trời
- 10 kiểu tóc uốn layer phù hợp với mọi gương mặt chẳng bao giờ lo lỗi mốt
- Bạn trai tung ảnh tình tứ bên H'Hen Niê, vẫn dùng cách quen thuộc để che mặt đối phương
- 4 loại vắc-xin dịch vụ rất cần cho trẻ nhỏ: Cha mẹ nhớ kỹ
- 1Dấu hiệu nhận biết "100%" mẹ bầu mang thai bé trai
- 2Hướng dẫn cách cho trẻ ăn hoa quả theo từng tháng tuổi
- 3Mang thai con đầu lòng thường bao nhiêu tuần thì sinh?
- 4"Chuẩn không cần chỉnh" cách tính sinh trai, gái của cổ học phương Đông
- 511 biểu hiện bất thường ở cơ quan sinh dục bé trai mẹ không được bỏ qua