Dòng sự kiện:

Mắc bệnh tiểu được tuýp 2 có nên mang thai không?

21:57 04/01/2016
Bệnh tiểu đường có ảnh hưởng lớn tới thụ thai và mang thai.

 

 

 

 [mecloud]NmMy4kBmEA[/mecloud]

Tôi năm nay 27 tuổi và đang bị bệnh tiểu đường tuýp 2. Tôi đã kết hôn được ba năm và bây giờ vợ chồng tôi muốn có một em bé.

Cho hỏi, bệnh tiểu đường mà tôi đang mang có gây ảnh hưởng tới khả năng làm mẹ của tôi không? Tôi cần phải thực hiện những gì trước khi thụ thai?

Chào chị,

Bệnh tiểu đường có ảnh hưởng lớn tới thụ thai và mang thai. Không chỉ ảnh hưởng đến khả năng thụ thai của người mẹ mà còn là liên quan đến sự phát triển của thai nhi. Vì vậy, tốt nhất là chị nên có một cuộc kiểm tra sức khỏe kỹ lưỡng trước khi quyết định mang thai.

Dưới đây là một vài cuộc kiểm tra chị nên thực hiện trước khi bạn quyết định thụ thai:

- Làm xét nghiệm A1C để kiểm tra lượng đường trong máu của chị có được ổn định hay không, từ đó chị có thể quyết định ngừng hay tiếp tục sử dụng thuốc tránh thai (nếu chị đang đã sử dụng thuốc tránh thai).

- Xét nghiệm kiểm tra lượng máu có trong nước tiểu để kiểm tra chức năng của thận và xem xét mức độ ảnh hưởng của bệnh tiểu đường tới chức năng của bộ phận này.

- Kiểm tra bất kỳ các bệnh tiểu đường khác có liên quan đến dây thần kinh, tim và các bộ phận khác của cơ thể.

- Làm xét nghiệm kiểm tra huyết áp.

- Tuyến giáp, mức độ triglycerid và cholesterol là những yếu tố rất quan trọng, vì vậy chúng cần được kiểm tra cẩn thận.

- Chị cũng nên có cuộc kiểm tra mắt để kiểm tra các vấn đề liên quan tới võng mạc, tăng nhãn áp hoặc đục thủy tinh thể - ba vấn đề thường thấy ở những người mắc bệnh tiểu đường.

Bên cạnh đó, chị nên kiểm soát lượng đường trong máu của cơ thể. Giữ lượng đường trong máu ở mức an toàn trước khi bạn thụ thai có thể giúp ngăn ngừa sự xảy ra biến chứng trong quá trình mang thai. Bởi nếu lượng đường trong máu ở mức cao trong 13 tuần đầu thai kỳ có thể ảnh hưởng xấu đến thai nhi, gây sẩy thai và dẫn đến những khuyết tật bẩm sinh.

Loại thuốc chị dùng trong thai kỳ cũng cần phải đặc biệt chú ý. Chị sẽ cần phải dùng nhiều insulin trong ba tháng cuối của thai kỳ. Nhưng hãy chuyển sang insulin dạng tiêm thay vì uống thuốc vì thuốc dạng uốngg có thể gây hại cho em bé của bạn. Vì vậy, nói chuyện với bác sĩ điều trị bệnh tiểu đường của bạn về các loại thuốc dùng trong thai kỳ là điều rất cần thiết để ngăn ngừa các biến chứng xấu có thể xảy ra.

Cuối cùng, chế độ ăn uống của chị là một phần quyết định đến sự an toàn bản thân và mang thai. Ăn uống đều đặn giúp ngăn chặn biến động mức độ đường trong máu và giúp giữ cho thai nhi phát triển khỏe mạnh. Ngoài ra, chị nên nhớ phải ăn nhiều calo để nuôi dưỡng bé. Một chế độ ăn uống hợp lý và thông minh sẽ giúp ích rất nhiều cho quá trình mang thai của chị.

Cảm ơn chị.

Chi Chi (Theo The Health Site)

Nguồn: Gia đình Việt Nam