Mắc đủ thứ bệnh chỉ vì dùng điện thoại khi đi vệ sinh
Nhiễm khuẩn máu, suy thận, viêm phổi... vì dùng điện thoại khi đi vệ sinh
Chưa có một thống kê chính thức ở Việt Nam, nhưng khảo sát qua cho thấy rằng có tới trên 70% người sử dụng điện thoại khi đi vệ sinh, một con số đáng báo động. Phần lớn mọi người cho rằng thói quen này vô hại, nhưng thực tế nó lại vô cùng nguy hiểm, bởi nó khiến bạn rước vào người hàng tá bệnh tật. Trong đó, nhiễm khuẩn Ecoli mà một nguy cơ hàng đầu.
Nguyên nhân là do, nhà vệ sinh là nơi chưa hàng triệu vi khuẩn Ecoli ẩn náu. Khi bạn bước vào nhà vệ sinh, vi khuẩn dễ dàng bám vào tay và các vật dụng trên cơ thể. Sau khi đi vệ sinh, bạn sẽ rửa tay sạch sẽ, quần áo sau một ngày sẽ được giặt sạch sẽ và phơi khô.
Tuy nhiên, chiếc điện thoại mà bạn mang theo vào nhà vệ sinh thì không hề được rửa hay giặt giũ. Vì thế mà vi khuẩn cứ bám mãi ở đó, tích tụ ngày qua ngay và dễ dàng xâm nhập vào cơ thể của bạn, khiến bạn mắc bệnh mà hoàn toàn không rõ lý do.
Không chỉ có vi khuẩn Ecoli mà còn hàng tá các loại vi khuẩn nguy hiểm khác cũng từ nhà vệ sinh bám vào điện thoại và theo bạn đi khắp nơi.
- Vi khuẩn Ecoli có thể gây tiêu chảy ra máu, nhiễm trùng máu, suy thận, nhiễm khuẩn tiết niệu, viêm màng não mủ, viêm phổi... có thể dẫn đến tử vong;
- Vi khuẩn Salmonella có thể gây tiêu chảy, viêm đường ruột, thương hàn, trong trường hợp khuẩn Salmonella lan từ ruột vào máu và các cơ quan khác thì có thể gây nhiều biến chứng nguy hiểm;
- Vi khuẩn C. difficile có thể gây tiêu chảy, viêm ruột, có thể dẫn đến tử vong, các chuyên gia nhận định loại vi khuẩn này đang ngày càng trở nên nguy hiểm...
Vì thế đừng thắc mắc tại sao sức khỏe con người có vẻ như ngày càng yếu đi và dễ mắc bệnh hơn. Đơn giản là vì chúng ta đang có những thói quen xấu và dùng điện thoại khi đi vệ sinh là một trong số những điều tệ hại.
Nguy cơ mắc bệnh trĩ cao
Khi đi vệ sinh, nếu mải mê xem điện thoại, sẽ làm kéo dài thời gian và nếu cứ như vậy trong thời gian dài sẽ gây ra xung huyết hậu môn, bị tắc nghẽn tĩnh mạch trực tràng và gây ra bệnh trĩ.
Ngoài ra, việc ngồi quá lâu sẽ làm mất tính nhạy cảm của trực tràng đối với việc kích thích đại tiện gây ra táo bón, thậm chí ung thư đường ruột.
Tăng nguy cơ thiếu máu lên não
Nhiều người cho rằng không có mối liên hệ nào giữa việc thiếu máu lên não với thói quen đem điện thoại vào nhà vệ sinh. Nhưng thực tế là chúng hoàn toàn liên quan đến nhau.
Bằng chứng là việc sử dụng điện thoại khi đi vệ sinh khiến bạn ngồi rất lâu tại bồn cầu, thậm chí có người ngồi hàng giờ tại đó. Bởi điện thoại khiến bạn quên đi vấn đề thời gian. Khi ngồi quá lâu trong tư thế không có chỗ dựa và quá chăm chú vào màn hình khiến máu bị dồn ứ lại, không thể lưu thông tốt. Dẫn đến tình trạng khi bạn đứng lên máu không kịp dồn lên não, gây hiện tượng choáng, xây xẩm mặt mày, chóng mặt.
Tình trạng này diễn ra liên tục sẽ dẫn đến thiếu máu lên não thường xuyên, gây suy giảm trí tuệ, sụt giảm trí nhớ, khiến não thoái hóa nhanh hơn.
Rất dễ bị táo bón
Việc tập trung chơi trò chơi trên điện thoại hay lướt báo sẽ khiến phản xạ tự nhiên của việc đại tiện bị kìm nén và nếu để tình trạng tiếp diễn lâu dài sẽ gây ra tình trạng táo bón.
Ngoài ra, mang điện thoại vào nhà vệ sinh chẳng may điện thoại rơi xuống bồn cầu bạn sẽ bị tổn thất. Thậm chí, có người từng bị kẹt gẫy tay vì móc điện thoại bị rơi xuống đó.
Một số sai lầm khác rất dễ mắc phải khi đi vệ sinh:
Đứng dậy quá nhanh sau khi đi vệ sinh xong
Bệnh nhân mắc bệnh tim mạch nếu thời gian ngồi bồn cầu quá lâu, sau khi đại tiện, đứng dậy nhanh dễ gây thiếu máu não tạm thời, làm chóng mặt, hoa mắt, ngã quỵ, đặc biệt là người lớn tuổi.
Ngoài ra, buổi sáng là thời điểm huyết áp tăng cao. Vì vậy, những người mắc bệnh này không nên đi đại tiện khi vừa thức giấc, rất dễ xảy ra tai nạn. Nếu trong nhà có người mắc bệnh cao huyết áp, bạn có thể gắn thêm tay vịn bên cạnh bồn cầu làm điểm tựa an toàn, đi vệ sinh xong, nâng người lên từ từ.
Dùng quá sức khi đại tiện
Dùng quá sức khi đi đại tiện dễ dẫn tới hiện tượng nứt hậu môn, nhất là với người thường mắc chứng táo bón.
Ngoài ra, hành động này còn làm tăng nguy cơ đột tử. Khi đó, cơ thành bụng và cơ hoành co thắt dữ dội, khiến áp lực ở bụng tăng cao, huyết áp tăng vọt có thể dẫn tới xuất huyết não, cơ tim tiêu hao nhiều oxy làm đau thắt ngực, nhồi máu cơ tim và rối loạn nhịp tim nặng. Những hiện tượng này đều có thể gây đột tử.
Vì vậy, những người mắc các bệnh tim mạch, khi đi đại tiện không được vận quá sức. Trước khi vào nhà vệ sinh, nên mang theo loại thuốc cấp cứu như nitroglycerin, để uống phòng khi bất trắc.
Bình thường nên ăn nhiều rau xanh và hoa quả, uống nhiều nước, thường xuyên vận động để thông tiện. Khi cần, có thể nhờ bác sĩ tư vấn cho thuốc hỗ trợ.
Chi Chi (Tổng hợp)
Nguồn: Gia đình Việt Nam
Xem clip hot: [mecloud]rjsW2hzQKz[/mecloud]
- Thực đơn cơm nhà 4 món chưa tới 100.000 đồng, rất thích hợp cho ngày mát trời
- 10 kiểu tóc uốn layer phù hợp với mọi gương mặt chẳng bao giờ lo lỗi mốt
- Bạn trai tung ảnh tình tứ bên H'Hen Niê, vẫn dùng cách quen thuộc để che mặt đối phương
- 4 loại vắc-xin dịch vụ rất cần cho trẻ nhỏ: Cha mẹ nhớ kỹ
- 1Dấu hiệu nhận biết "100%" mẹ bầu mang thai bé trai
- 2Hướng dẫn cách cho trẻ ăn hoa quả theo từng tháng tuổi
- 3Mang thai con đầu lòng thường bao nhiêu tuần thì sinh?
- 4"Chuẩn không cần chỉnh" cách tính sinh trai, gái của cổ học phương Đông
- 511 biểu hiện bất thường ở cơ quan sinh dục bé trai mẹ không được bỏ qua