Mách mẹ bầu cách chăm sóc tóc cực dễ cho con khỏe
Lượng hormone estrogen tăng lên sẽ thúc đẩy tóc mọc dầy và khỏe trong thai kỳ. Chính vì vậy, trong những tuần thai hầu hết phụ nữ sẽ rất hài lòng về mái tóc của mình. Tuy vậy, điều này không xảy đến với 100% mẹ bầu
Mái tóc của bạn thường trải qua 3 giai đoạn: phát triển, nghỉ ngơi và rụng. Một người có thể rụng 100 sợi tóc mỗi ngày. Tuy nhiên, khi mang thai, các hormone làm thay đổi chu kỳ của tóc. Các sợi tóc sẽ phát triển liên tục và ở lại trên da đầu mà không rụng đi. Thậm chí, đường kính của sợi tóc cũng lớn hơn trong suốt thời gian mang thai.
Lượng cân bằng của hoocmon estrogen bị phá vỡ do uống thuốc tránh thai, cai sữa, sẩy thai, phá thai…đều có thể ảnh hưởng đến mái tóc. Theo các chuyên gia chăm sóc tóc, trong thời gian mẹ không mang thai, sợi tóc sẽ phát triển theo một chu kỳ chung: mỗi tháng trong vòng từ 2 đến 6 năm (nếu như tóc không bị rụng), tóc có thể dài ra khoảng 1,5 cm và sẽ không dài ra thêm trong khoảng 2, 3 tháng tiếp theo. Sau đó, tóc mới sẽ mọc ra thay thế cho tóc rụng khi mẹ chải tóc hay gội đầu.
Tóc dày hơn khi mang thai
Nhiều người tin rằng trong thời gian mang thai, lượng estrogen cao sẽ kéo dài giai đoạn tăng trưởng của tóc và làm chậm lại giai đoạn rụng tóc. Điều này giải thích vì sao một số mẹ bầu có mái tóc dày, bồng bềnh hơn trong khi một số khác nhận thấy tóc mình mỏng đi đáng kể khi có thai.
Tóc dầu hoặc xoăn hơn khi mang thai
Tình trạng này phụ thuộc vào gen di truyền của mẹ. Trong thời gian mang thai, tuyến dầu của mẹ có thể tiết ra lượng dầu nhiều hơn hay ít đi để phù hợp với sự thay đổi nội tiết tố. Vì thế, tóc mẹ đang thẳng có thể đột ngột trở nên xoăn, hay tóc khô lại biến thành tóc dầu.
Rụng tóc trong thai kỳ
Không phải mẹ bầu nào cũng cảm thấy vui với mái tóc của mình. Trong nhiều trường hợp, việc mất cân bằng estrogen có thể gây rụng tóc theo nhiều mức độ khác nhau. Nếu trước khi có thai mẹ đã thường xuyên bị rụng tóc thì thai kỳ cũng không giúp cải thiện tình hình này.
Nếu bỗng nhiên bạn cảm thấy tóc rụng một cách bất thường, đó có thể là do ảnh hưởng của việc bổ sung vitamin hay khoáng chất.
Khi mang thai được làm gì với mái tóc?
Nhiều chuyên gia cho rằng bạn nên tuyệt đối tránh các loại thuốc nhuộm trong khi một số lại nói rằng chỉ cần giữ trong 3 tháng đầu mà thôi. Một giải pháp là bạn có thể sử dụng thuốc nhuộm ở phần ngọn tóc và tránh nhuộm chân tóc.
Riêng việc uốn hay duỗi tóc sẽ cần được hoãn lại vì những loại hóa chất được sử dụng thường chứa formaldehyde, một chất độc có thể gây biến dị các nhiễm sắc thể, gây ra tác động tiêu cực đến bào thai.
Bà bầu đang sử dụng dầu gội trị gàu hay trị nấm tóc theo toa, bạn cần kiểm tra lại độ an toàn của các sản phẩm này đối với người mang thai.Ngoài ra, bạn có thể sẽ muốn tìm kiếm loại dầu gội và các chất dưỡng tóc không mùi hương để giảm khó chịu khi ốm nghén.
Thế nhưng bạn vẫn còn đang lo ngại không biết liệu việc làm đẹp của mình có ảnh hưởng gì đến sự phát triển của bé cưng trong bụng không. Cùng MarryBaby chỉ ra những phương pháp làm đẹp mà bạn có thể áp dụng cũng như...
Các bác sĩ cho biết tóc rụng tạm thời là do nội tiết tố thay đổi nhưng không có nghĩa là mẹ thiếu dinh dưỡng hoặc vitamin. Do đó, để cải thiện tình trạng này mẹ nên đến bệnh viện để kiểm tra và đảm bảo sự cân bằng của hoocmon và có một chế độ ăn lành mạnh, giàu trái cây, rau và khoáng chất. Một số loại rau và khoáng chất có chứa flavonoid - chất chống oxy hóa và thúc đẩy mọc tóc cũng như bảo vệ nang tóc. Thiếu sắt hay chế độ ăn không đủ lượng protein cũng là hai trong số nhiều nguyên nhân dẫn đến rụng tóc.
Bác sĩ cũng giới thiệu cho mẹ một số chất dinh dưỡng mẹ nên bổ sung hoặc có thể phù hợp với chế độ ăn của mẹ theo từng thời kỳ như vitamin B tổng hợp, vitamin H, glucozo, vitamin C, vitamin P, coenzyme Q10, vitamin E…
- Không buộc các kiểu tóc như đuôi ngựa hay tết tóc quá chặt khiến chân tóc bị kéo căng.
- Không sấy tóc quá nóng hay sử dụng các dụng cụ tạo kiểu như máy uốn tóc, duỗi tóc. Nếu có thể, mẹ nên để tóc khô tự nhiên thay vì sấy tóc để tránh tóc hư tổn.
- Không gội đầu hàng ngày khiến da đầu mất đi lượng dầu tự nhiên và khiến tóc càng thêm khô. Các nhà tạo mẫu tóc cho biết gội đầu 2 hoặc 3 tuần là thích hợp, đủ để loại bỏ bụi bẩn trên tóc. Mẹ nên sử dụng loại dầu gội và dưỡng tóc có chứa biotin và silica có tác dụng giúp tóc chắc khỏe.
- Nhẹ nhàng với tóc ướt. Sau khi gội đầu, mẹ nên dùng khăn thấm khô nhẹ nhàng để tránh ma sát dễ làm tóc gãy rụng. Dùng lược răng thưa để gỡ tóc rối dễ dàng hơn.
Mẹ nhớ chú ý chăm sóc tóc đúng cách để mái tóc luôn khỏe đẹp, một kiểu tóc phù hợp sẽ giúp mẹ xinh đẹp, tự tin hơn để tận hưởng thời gian mang thai - một trong những giai đoạn kỳ diệu nhất trong cuộc đời của mẹ nhé.
Tuy nhiên, những hiện tượng trên chỉ kéo dài từ 3 đến 6 tháng sau khi sinh mà thôi. Sau thời gian này, những sợi tóc con sẽ mọc lên và bạn sẽ cảm thấy một sức sống mới dâng lên.
TUỆ ANH (Tổng hợp)
Nguồn: Gia đình Việt Nam
- Thực đơn cơm nhà 4 món chưa tới 100.000 đồng, rất thích hợp cho ngày mát trời
- 10 kiểu tóc uốn layer phù hợp với mọi gương mặt chẳng bao giờ lo lỗi mốt
- Bạn trai tung ảnh tình tứ bên H'Hen Niê, vẫn dùng cách quen thuộc để che mặt đối phương
- 4 loại vắc-xin dịch vụ rất cần cho trẻ nhỏ: Cha mẹ nhớ kỹ
- 1Dấu hiệu nhận biết "100%" mẹ bầu mang thai bé trai
- 2Hướng dẫn cách cho trẻ ăn hoa quả theo từng tháng tuổi
- 3Mang thai con đầu lòng thường bao nhiêu tuần thì sinh?
- 4"Chuẩn không cần chỉnh" cách tính sinh trai, gái của cổ học phương Đông
- 511 biểu hiện bất thường ở cơ quan sinh dục bé trai mẹ không được bỏ qua