Mách mẹ bầu cách tập thể dục an toàn cho bé
Hỏi kỹ ý kiến bác sĩ chuyên khoa sản
Phần lớn các trường hợp mang thai có thể luyện tập thể dục, tuy nhiên một số trường hợp nhằm đảm bảo an toàn cho thai kì việc vận động là điều cấm kỵ. Vì vậy hãy hỏi ý kiến của bác sĩ phụ sản mà bạn đang theo khám để chắc chắn rằng việc luyện tập của bạn sẽ không gây rủi ro cho sức khoẻ của bạn và em bé trong bụng.
Nạp thêm năng lượng để vận động
Thể dục đốt cháy calorie, vì vậy hãy chắc rằng bạn ăn uống đầy đủ để giúp nuôi dưỡng và tăng cường sức mạnh của cơ thể. Khi mang thai, bạn sẽ tăng cân tự nhiên cùng với sự phát triển của em bé trong bụng. Cân nặng tăng thêm còn tuỳ thuộc vào cân nặng trước khi mang thai của bạn.
Uống nhiều nước
Hãy uống nước trước, trong và sau khi tập. Nếu không uống đủ nước, cơ thể bạn có thể bị mất nước, có thể gây co thắt và làm nhiệt độ cơ thể bạn tăng cao, đôi khi tới mức độ nguy hiểm cho bạn và em bé của bạn.
Tránh các môn thể thao nguy hiểm
Hãy tránh các môn thể thao có thể khiến bạn rơi vào điều kiện mất thăng bằng như đạp xe địa hình hoặc leo núi. Đi xe đạp trong giai đoạn đầu của thai kỳ thường là an toàn nếu bạn cảm thấy thoải mái, nhưng tốt nhất bạn chỉ nên tập đạp xe đạp cố định trong phòng tập hay vì đi xe đạp ngoài phố.
Ngay cả khi bình thường bạn khá dẻo dai, hãy nhớ rằng trong thai kỳ, nồng độ hormone có tác dụng làm giãn cơ khớp sẽ tăng cao, làm lỏng khớp chậu để chuẩn bị cho quá trình sinh nở cũng như làm giãn tất cả các dây chằng và khớp, khiến bạn dễ bị bong gân và chấn thương do té ngã.
Mặc đồ tập phù hợp
Hãy mặc quần áo rộng và dễ thở. Ngoài ra, bạn có thể mặc nhiều lớp để dễ dàng cởi bớt khi cơ thể trở nên quá nóng trong quá trình tập luyện. Bạn cũng cần đảm bảo chọn áo ngực có đủ độ nâng đỡ và chọn giày tập vừa vặn và hỗ trợ tốt cho bàn chân. Nếu bàn chân bạn tăng size do phù nề, đừng tiếc đôi giày tập cũ mà hãy mua một đôi giày mới.
Khởi động đầy đủ
Khởi động giúp các cơ bắp và khớp của bạn sẵn sàng cho bài tập và làm nhịp tim của bạn tăng từ từ. Nếu bạn bỏ qua bước khởi động và tập nặng ngay khi cơ thể bạn chưa sẵn sàng, cơ bắp và dây chẳng của bạn sẽ bị kéo căng quá mức và kết quả là bạn sẽ bị đau nhức nhiều hơn sau khi tập.
Đừng tập quá sức
Đừng tập thể dục đến mức kiệt sức. Một nguyên tắc bỏ túi bạn nên nhớ là: hãy giảm cường độ lại nếu bạn không thể nói chuyện bình thường (hoặc hụt hơi khi nói). Hãy lắng nghe cơ thể mình, vì đó chính là chỉ dẫn tốt nhất. Khi bạn cảm thấy đau, dù ở bất kỳ bộ phận nào, đó có nghĩa là bạn đã tập sai hoặc có gì đó không ổn, hãy dừng tập ngay! Hãy nhớ là bạn tập luyện để tốt cho cơ thể, chứ không phải để hành hạ nó.
Đừng nằm ngửa
Hãy tránh nằm ngửa từ sau tam cá nguyệt thứ nhất. Tư thế nằm ngửa gây ra áp lực lên tĩnh mạch chủ làm giảm lưu lượng máu về tim và có thể làm giảm lượng máu đến não và tử cung của bạn, khiến bạn chóng mặt, thở gấp và buồn nôn.
Thả lỏng
Vào cuối bài tập, hãy dành khoảng 10 phút để đi bộ tại chỗ hoặc thực hành vài động tác kéo giãn người phù hợp với bà mẹ mang thai. Các động tác này giúp cho nhịp tim của bạn trở lại bình thường và phòng ngừa đau cơ.
NHƯ Ý (Tổng hợp)
Nguồn: Người đưa tin
- Thực đơn cơm nhà 4 món chưa tới 100.000 đồng, rất thích hợp cho ngày mát trời
- 10 kiểu tóc uốn layer phù hợp với mọi gương mặt chẳng bao giờ lo lỗi mốt
- Bạn trai tung ảnh tình tứ bên H'Hen Niê, vẫn dùng cách quen thuộc để che mặt đối phương
- 4 loại vắc-xin dịch vụ rất cần cho trẻ nhỏ: Cha mẹ nhớ kỹ
- 1Dấu hiệu nhận biết "100%" mẹ bầu mang thai bé trai
- 2Hướng dẫn cách cho trẻ ăn hoa quả theo từng tháng tuổi
- 3Mang thai con đầu lòng thường bao nhiêu tuần thì sinh?
- 4"Chuẩn không cần chỉnh" cách tính sinh trai, gái của cổ học phương Đông
- 511 biểu hiện bất thường ở cơ quan sinh dục bé trai mẹ không được bỏ qua