Mách mẹ cách chăm sóc trẻ mọc răng hàm chuẩn nhất
Mọc răng hàm ở trẻ là mốc đánh dấu sự trưởng thành của bé. Tuy nhiên đó là một khoảng thời gian gian nan với bé. Vì vậy, các ông bố, bà mẹ cần có những kiến thức cơ bản để cùng bé vượt qua thời gian khó khăn này.
Những biểu hiện khi trẻ mọc răng hàm
Mọc răng hàm ở trẻ có những triệu chứng biểu hiện khác nhau. Sau đây là một số biểu hiện chung:
Sốt nhẹ: Nguyên nhân là khi mọc răng hàm ở trẻ em được các bác sĩ nha khoa cho rằng thời điểm mọc răng của trẻ đồng thời trùng với giai đoạn trẻ đã hết thời gian có được khả năng miễn dịch nhận được từ người mẹ.
Chảy nước dãi: Dấu hiệu này rất dễ nhận biết ở trẻ nhỏ
Ho : Đừng quá lo lắng và nghĩ con mình bị ốm. Việc có nhiều nước dãi trong miệng cũng sẽ khiến bé cảm thấy khó chịu và hay ho sặc. Chỉ khi những cơn ho kèm sốt, sổ mũi, dị ứng thì đấy mới là dấu hiệu trẻ bị ốm.
Trẻ mọc răng hàm có thể bị sốt và quấy khóc, kém ăn
Hay nhai đồ: Áp lực khi những mầm răng bé xinh cứ đòi đâm xuyên qua nướu sẽ khiến con không hề thoải mái một chút nào. Trẻ mọc răng có xu hướng muốn gặm bất cứ cái gì chúng có trong tay.
Chán ăn: Sự đau nhức, khó chịu khi những chiếc răng hàm nhú lên sẽ khiến trẻ có hiện tượng chán ăn và lười ăn hơn.
Khó ngủ : Khi mọc răng hàm ở trẻ em sẽ khiến trẻ hay bị thức giấc vào ban ngày và đêm.
Cách chăm sóc trẻ khi mọc răng hàm
Với hiện tượng sốt khi mọc răng hàm ở trẻ em: cha mẹ có thể cặp nhiệt độ để theo dõi tình trạng cho bé. Nếu bé sốt cao, trên 38,5C, cha mẹ có thể lau mát hạ sốt cho bé bằng nước ấm, tránh dùng nước quá lạnh hay nước quá nóng. Mẹ nên tăng cường các cữ bú cho bé trong ngày. Nếu bé không bú được, mẹ cần vắt sữa và cho bé ăn bằng thìa.
Với bé lớn hơn, khuyến khích bé uống thêm nước lọc (hoặc có thể pha sữa bình cho bé loãng hơn bình thường). Trường hợp bé không uống được nước, dùng tăm bông sạch chấm nước vào môi, miệng bé để bé không bị khô môi và cũng tránh được tình trạng mất nước.
Mọc răng hàm ở trẻ rất dễ dẫn đến tình trạng kém ăn, nên các bậc cha mẹ hãy cho trẻ ăn các thức ăn mềm để trẻ dễ ăn hơn, đồ nóng hay quá lạnh đều không tốt cho sự phát triển của trẻ.
Ngoài ra nên giữ gìn vệ sinh răng miệng cho trẻ thật tốt. hường xuyên lau sạch nước miếng chảy quanh miệng trẻ bằng khăn mềm. Nhớ luôn luôn làm sạch nướu sau khi cho trẻ bú hoặc ăn.
Theo Gia đình Việt Nam
- Mẹo giúp bé hết đau khi mọc răng, con không quấy khóc
- Những triệu chứng cho thấy trẻ sắp mọc răng sữa, mẹ cần lưu ý
- 9 mẹo giúp bé giảm đau khi mọc răng hiệu quả
- Lịch mọc răng và thay răng sữa của trẻ mẹ nên biết
- Mọc răng sữa ở bé theo thứ tự nào?
- Mọc răng sữa ở bé theo thứ tự nào?
- Thực đơn cơm nhà 4 món chưa tới 100.000 đồng, rất thích hợp cho ngày mát trời
- 10 kiểu tóc uốn layer phù hợp với mọi gương mặt chẳng bao giờ lo lỗi mốt
- Bạn trai tung ảnh tình tứ bên H'Hen Niê, vẫn dùng cách quen thuộc để che mặt đối phương
- 4 loại vắc-xin dịch vụ rất cần cho trẻ nhỏ: Cha mẹ nhớ kỹ
- 1Dấu hiệu nhận biết "100%" mẹ bầu mang thai bé trai
- 2Hướng dẫn cách cho trẻ ăn hoa quả theo từng tháng tuổi
- 3Mang thai con đầu lòng thường bao nhiêu tuần thì sinh?
- 4"Chuẩn không cần chỉnh" cách tính sinh trai, gái của cổ học phương Đông
- 511 biểu hiện bất thường ở cơ quan sinh dục bé trai mẹ không được bỏ qua