Dòng sự kiện:

Mật ong, mướp, vừng đen đặc trị táo bón cho trẻ

21:52 13/07/2015
Nếu thấy bé có triệu chứng "khó ở" mẹ nên nghĩ ngay đến việc trẻ đã bị táo bón. Táo bón nếu không được điều trị sẽ dẫn đến nhiều hậu quả như trẻ biếng ăn, chậm lớn, còi cọc, suy dinh dưỡng, chướng bụng, đầy hơi, ăn khó tiêu, nôn trớ.
 

 

Táo bón là tình trạng khá phổ biến ở trẻ từ 1 – 12 tháng tuổi và rất dễ phát hiện nhờ việc theo dõi tần suất đi tiêu của trẻ. Trẻ có thể bị táo bón nếu đi đại tiện dưới 2 lần/ngày đối với trẻ sơ sinh, dưới 3 lần/tuần với trẻ đang bú mẹ, dưới 2 lần/tuần đối với trẻ lớn.

Trong trường hợp thấy trẻ đi ngoài phân rắn, có khi thành viên như phân dê, trẻ phải rặn thì lúc đó mẹ nên nghĩ ngay đến việc trẻ đã bị táo bón. Táo bón nếu không được điều trị sẽ dẫn đến nhiều hậu quả như trẻ biếng ăn, chậm lớn, còi cọc, suy dinh dưỡng, chướng bụng, đầy hơi, ăn khó tiêu, nôn trớ. Có rất nhiều nguyên nhân khiến trẻ bị táo bón, do đó để hạn chế bệnh lý này ở trẻ, các mẹ cần nắm rõ các tác nhân dưới đây.



1. Cố gắng “nhịn” đi vệ sinh

Theo các bác sĩ nhiều bé bị táo bón vì nín nhịn, không chịu đi, chỉ vì một số lý do có khi khá bất ngờ như bé trì hoãn đi tiêu nếu nơi đó khiến bé không cảm thấy thoải mái hoặc có khi vì bé “bận” và bỏ qua nhu cầu sử dụng nhà vệ sinh. Hay chỉ đơn giản vì khi đi tiêu, bé có thể bị đau do rách hậu môn khiến bé quyết định nín luôn để tránh bị đau hơn.

Nếu cha mẹ bỏ quên thì bé sẽ dễ dàng bị táo bón. Nín nhịn đi tiêu khiến phân ở lâu trong cơ thể, lớn và khô cứng, khiến bé phải gắng sức hơn trong những lần sau, có khi gây rách hậu môn, chảy máu. Vì thế bé lại càng sợ đi tiêu và quyết định nín nhịn nhiều hơn khi có nhu cầu. Việc này vô cùng nguy hiểm, bởi nó không chỉ gây táo bón mà còn có thể tạo ra các bệnh lý khác cho trẻ.

2. Bắt ép trẻ đi đại tiện khi con không muốn

Để tạo lập thói quen tự giác đi vệ sinh cho trẻ, ngoài sự kiên nhẫn, cha mẹ còn phải am hiểu các giai đoạn phát triển của bé. Trẻ ở lứa tuổi nào cũng cần học cách biểu đạt các nhu cầu cơ bản. Tuy nhiên, nhiều mẹ thiết lập cả cho con một lịch trình giờ giấc đi tiêu cố định, ngay cả khi con không muốn nhưng mẹ vẫn cố ép. Chẳng hạn như, khi mẹ muốn đưa bé đi chơi và không muốn bé đi đại tiện ở ngoài, mẹ nhanh chóng thúc ép con "giải quyết" ngay tại nhà mà không cần biết bé có nhu cầu hay không.

Việc mẹ ép bé đi vệ sinh khi con không có nhu cầu dễ khiến bé nổiloạn. Bé sẽ có cảm giác sợ hãi và tìm cách phản kháng lại. Nếu hành động này của mẹ diến ra thường xuyên, bé sẽ sinh ra thói sợ đi vệ sinh và dễ dẫn đến bị táo bón.

 

3. Thay đổi chế độ ăn uống

Thay đổi chế độ ăn uống cũng là một trong cácnguyên nhân khiến trẻ bị táo bón . Các mẹ cần biết:



- Có một số loại quả nếu mẹ cho bé ăn quá nhiều thì lại rất dễ gây táo bón ở trẻ như: chuối chín, táo. Ngoài ra, ngũ cốc, bánh mỳ, mỳ, khoai tây cũng góp phần gây táo bón nếu ăn quá nhiều.

- Nếu mẹ cho bé bú sữa mẹ hoàn toàn trong 6 tháng đầu và khi bước sang giai đoạn ăn dặm bé cũng có thể bị táo bón. Bởi vì dạ dày của bé đã quen xử lý sữa mẹ dễ tiêu và lỏng, đếnkhi ăn dặm bé phải tập tiêu hóa những thức ăn phức tạp hơn nên cũng dễ bị táo bón.

- Bé ăn thiếu chất xơ hay tiêu thụ quá nhiều sản phẩm từ sữa (phômai, sữa công thức, kem) cũng là một trong những nguyên nhân gây táo bón. Những loại thực phẩm này không chỉ khiến bé yêu mắc chứng táo bón mà còn tăng nguy cơ các bệnh về tim mạch.

- Khi bé đổi từ bú mẹ sang bú bình hoặc đổi sữa công thức cũng rất dễ bị táo bón nếu mẹ chọn sữa không phù hợp. Với những trẻ đang trong thời kỳ uống sữa, do không uống đủ nước nên bé rất dễ bị táo bón.

- Cho trẻ ăn quá nhiều các loại thịt đỏ (thịt bò, thịt lợn). Bởiăn nhiều thịt đỏsẽ dẫn tới tình trạng bé bị táo bón do thiếu chất xơ hoặc có nguy cơ bị béo phì do thừa chất dinh dưỡng.

4.Thay đổi thói quen

Bất kỳ sự thay đổi nào trong thói quen hằng ngày cũng là nguyên nhân khiến trẻ bị táo bón. Chẳng hạn như lối sống cũng như việc sinh hoạt tại một nơi hoàn toàn khác lạ với bé; thời tiết thay đổidu lịch; hay tâm trạng không tốt... cũng ảnh hưởng đến khả năng tiêu thụ thức ăn và chức năng ruột của bé. Điều này dễ nhận thấy khi có nhiều trẻ bị táo bón khi bắt đầu đi học, tiếp xúc với một môi trường mới. 

Bên cạnh đó. ơ các trẻ có thay đổi bất thường về sinh lý như: sốt gây mệt mỏi, ăn kém, nằm nhiều, mất nước..đều có thể làm giảm số lượng phân, hoặc gây nên sự tăng cô đặc của phân dẫn đến táo bón.

5. Đang sử dụng thuốc

Việc điều trị bằng thuốc men thường không gây ra chứng táo bón ở trẻ nhỏ (dù có thể gây táo bón cho người lớn) nhưng đôi khi một số loại siro ho có thể gây ra hiện tượng này. Ngoài ra, mẹ cần biết các loại thuốc như thuốc chống trẩm cảm, thuốc chống co giật, thuốc giảm đau gây nghiện (codein) cũng có thể gây táo bón.

6. Dị ứng sữa bò


Dị ứng với sữa bò thường được chẩn đoán trong hầu hết các trường hợp rối loạn đường ruột ở trẻ nhỏ. Với một số trẻ, nó có thể gây ra hiện tượng táo bón. Nếu ai đó trong gia đình từng hen suyễn hoặc chàm bội nhiễm thì cũng có thể nghĩ tới nguyên nhân dị ứng sữa.

7. Trong nhà có người mắc



Trẻ có bố mẹ bị táo bón cũng rất dễ bị lây nhiễm. Đây có thể do yếu tố di truyền hoặc do việc cùng sống trong một môi trường.

Cách xử trí khi trẻ bị táo bón:

Trẻ nhỏ được xếp vào đối tượng đặc biệt cần hạn chế sử dụng thuốc, do đó khi trẻ bị táo bón nên hạn chế tối đa việc dùng thuốc để điều trị mà nên điều chỉnh, thay đổi chế độ ăn uống, sinh hoạt của trẻ như:

Uống nhiều nước.

Ăn nhiều rau xanh và quả chín: Chọn các loại rau quả có tính chất nhuận tràng: rau khoai lang, mồng tơi, củ khoai lang, đu đủ, chuối tiêu, cam, bưởi. Nên tập cho trẻ thói quen ăn nhiều rau, quả chín từ nhỏ.


Chọn loại sữa không gây táo bón: Có bổ sung thêm chất xơ, pha sữa với nước cháo loãng hoặc nước bột khoai lang nghiền.

Trẻ lớn: Không nên ăn các loại hoa quả có vị chát: ổi, hồng xiêm, bánh kẹo, nước uống có gas, cà phê...

- Điều trị táo bón cho mẹ: nếu mẹ bị táo bón khi nuôi con bú phải điều trị kịp thời, cách tốt nhất là điều chỉnh chế độ ăn uống của mẹ. 

Tăng cường vận động cơ thành bụng và cơ tròn hậu môn: Chạy nhảy nô đùa, tập thể dục, thể thao (đối với trẻ lớn). Xoa bụng theo khung đại tràng từ phải qua trái ngày 3 - 4 lần vào khoảng cách giữa 2 bữa ăn (đối với trẻ dưới 1 tuổi).

Vệ sinh đại tiện: Tập cho trẻ đại tiện đúng giờ quy định, trẻ nhỏ thì xi ị hoặc cho trẻ ngồi bô vào một giờ nhất định trong ngày.

Điều trị các bệnh: Còi xương, suy dinh dưỡng, thiếu máu nếu có.

Các sản phẩm hỗ trợ: Có thể sử dụng các loại thuốc nhuận tràng, vitamin C, men vi sinh...

 

Một số vị thuốc nam thông dụng mà hiệu quả

 

Vừng đen: Tên thuốc gọi là hắc chi ma, là một thực phẩm khá quen thuộc, chứa nhiều chất dầu, protein, các chất cholin, phytin, methionin… Hạt vừng vị ngọt, tính bình vào 4 kinh phế, vị, can, thận. Dùng chữa các chứng can thận suy yếu, ù tai, váng đầu, hoa mắt, chóng mặt, đại tiện bí táo, râu tóc bạc sớm. Trường hợp Táo bón, dùng vừng đen 40-50g sao qua trộn với 30g mật ong ăn vài lần trong ngày. Có thể dùng vài ngày.

Thầu dầu: Dùng dầu của hạt cây thầu dầu, tên thuốc là tỳ ma du. Thuốc có vị ngọt cay, tính bình, quy vào hai kinh vị và đại tràng. Tác dụng nhuận hạ, tích trệ, tiêu sưng. Dùng dầu thầu dầu làm trơn nhuận, phù hợp với người già bị bệnh táo bón. Dùng ngày 2 lần, mỗi lần 5ml.

Quả mướp: Quả tươi chứa các chất cholin, phytin, các acid amin tự do. Tác dụng làm lưu thông máu, thông sữa, làm dịu, chữa táo bón, đau nhức gân xương. Dùng mướp nấu ăn hoặc sắc cô đặc lấy nước uống có tác dụng làm hoạt tràng, thông tiện.

Bồ kết: Dùng quả già, chín đem phơi hoặc sấy khô. Thuốc có vị cay, mặn, tính ấm hơi độc, quy vào hai kinh phế, đại trường. Bồ kết chứa chất saponin, một số flavonoid và hợp chất triterpen. Có tác dụng trừ đờm, khai khiếu, điều trị bệnh táo bón, làm thông sữa. Dùng bồ kết quả to, sao tồn tính, tán thành bột mịn, uống ngày 1 lần 2g với nước cơm để điều trị bệnh táo bón.

Đào nhân: Vị thuốc là nhân của hạt đào trong có chứa phần lớn các chất dầu, ngoài ra có amygdalin, men elmusin, một ít tinh dầu. Đào nhân vị đắng, ngọt, tính bình, quy vào hai kinh tâm, can. Có tác dụng hoạt huyết, trừ ứ, nhuận tràng. Liều dùng 4-8g sắc uống. Có thể dùng hoa đào 5-8g có cùng tác dụng.

Lô hội: là nhựa đã chế biến khô của cây lô hội còn gọi là cây lưỡi hổ. Thuốc có vị đắng, tính hàn, quy vào hai kinh tâm, can. Có tác dụng thanh nhiệt, giáng hỏa, thanh can, hoạt tràng, thông tiện. Dùng chữa các chứng táo bón, ruột dạ dày, can đởm thực nhiệt. Có thể dùng 6g lô hội nghiền nát, trộn với đường rồi ngậm và nuốt dần hoặc dùng lô hội 20g, chu sa 15g, tán nhỏ hòa với rượu làm viên, uống mỗi lần 4g với rượu hoặc nước cơm, ngày 2 lần.

Đại hoàng: Dùng rễ cây đại hoàng. Đại hoàng vị đắng, tính lạnh quy vào 5 kinh: tỳ, vị, can, tâm bào, đại trường. Có tác dụng thông rửa tràng vị, phá tích, hành ứ. Dùng chữa táo bón do nhiệt kết. Liều thường dùng 6-12g. Có thể dùng đại hoàng 9g, đào nhân 9g, hạt bí đao 9g, mang tiêu 9g, đan bì 12g, sắc uống ngày 1 thang, chia 3 lần chữa bệnh viêm ruột, đau bụng, táo bón.

Thảo quyết minh: Là hạt của cây muồng. Dùng hạt già đã chế biến khô, chứa chất antraglucosid, ngoài ra có protid, chất nhớt, chất béo và sắc tố. Quyết minh tử vị mặn, tính bình, vào hai kinh can, thận, có tác dụng thanh can, ích thận, thanh can hỏa, trừ phong nhiệt, làm sáng mắt, hoạt tràng, thông tiện. Liều dùng 6-10g, dùng sống hay sao, có thể tán bột hay sắc uống để điều trị bệnh táo bón.

Mạch môn: Vị thuốc là rễ (củ) cây mạch môn đông, thành phần chứa chất nhày, saponin, chất đắng. Vị ngọt hơi đắng, tính hơi lạnh, vào 3 kinh tâm, phế, vị. Tác dụng nhuận mát phổi, thanh tâm, tả nhiệt, sinh tân dịch, lợi sữa, nhuận tràng, tiêu đàm, chữa ho. Để điều trị bệnh táo bón dùng mạch môn 15g, sinh địa 15g, huyền sâm 9g, sắc uống.

Mật ong: Vị ngọt, tính bình, quy vào 5 kinh: tâm, phế, tỳ, vị, đại trường. Tác dụng nhuận, trơn, hoạt tràng, bổ trung, giảm đau, giải độc. Dùng chữa đại tràng táo kết, chỉ thống, thích hợp với người bị chứng tân dịch ở vị tràng thiếu, hư nhược, không phải chứng thực, phù hợp với người già, trẻ em, phụ nữ sau đẻ bị táo bón. Liều dùng 20-40g mỗi ngày.

 

PHƯƠNG MAI (Tổng hợp)/ĐSPL