Dòng sự kiện:

Mất quyền làm mẹ "ngay tức khắc" do ảnh hưởng của phá thai

18:16 13/10/2015
Những "cái kết" khó lường trong việc phá thai nhưng không được chị em để tâm.

 

 [mecloud]qxqxQQQhUI[/mecloud]

Khó có thai hơn


Sau khi nạo phá thai, không thụ thai lại được nữa, ngoài nguyên nhân dính khoang tử cung đã nói trên, còn có khả năng do ống dẫn trứng bị viêm. Khi thủ thuật bị viêm nhiễm, chứng viêm có thể từ nội mạc tử cung lan sang ống dẫn trứng, làm cho khoang ống dẫn trứng bị dính, gây ra tắc; cũng có khả năng do ống limpha và mạch máu ở vách tử cung khuyếch tán ra tới tổ chức liên kết cạnh tử cung, làm cho xung quanh ống dẫn trứng viêm, miệng ống dẫn trứng dính vào nhau và kẹt lại.

Dù cho nguyên nhân ống dẫn trứng tắc lại do miệng ống dẫn trứng bịt lại, đều cản trở tinh trùng và trứng gặp nhau, tất nhiên dẫn đến không còn thụ thai được.

Viêm nhiễm cơ quan sinh dục

Do các dụng cụ y tế đưa vào tử cung có thể chưa được diệt khuẩn triệt để, nạo pha thai không đúng kí thuật có thể gây ra: Cổ tử cung bị rách, thủng gây chảu máu nhiều,  viêm nội mạc tử cung, nặng thì dẫn đến viêm dính tử cung, vòi trứng  sót nhau,…có thể gây vô sinh. 

Nguy hiểm hơn nếu vi khuẩn xâm nhập vào máu có thể gây nhiễm trùng máu làm người nạo, hút thai sau 2 - 3 ngày sẽ sốt dữ dội, khó thở, mê sảng... Nếu không được xử lý kịp thời có thể dẫn đến tử vong.

Dính buồng tử cung


Nếu nạo hút quá mức, lớp gốc ở màng trong tử cung bị tổn thương, mặt màng có thể dính vào nhau sẽ làm ảnh hưởng đến sự vận hành của tinh trùng và làm cho trứng đã thụ thai khó cắm vào, do đó hậu quả thường thấy nhất là không thụ thai được, có khi có thai cũng dễ sẩy thai.

Tổn thương niêm mạc tử cung dẫn tới sự thay đổi kinh nguyệt. Nếu tổn thương không nhiều, chỉ có một bộ phận nào đó ở khoang tử cung bị dính, thường chỉ làm giảm lượng kinh nguyệt hoặc gây ra xuất huyết không theo một quy tắc nào. Nếu tổn thương nghiêm trọng, mặt dính ở khoang tử cung rộng, sẽ gây bế kinh lâu dài. Nếu cổ tử cung bị dính, máu hành kinh không ra ngoài được mà chảy ngược vào bụng sẽ gây ra bế kinh lâu dài và đau bụng có tính chất chu kỳ.

Sẩy thai hoặc đẻ non

Khi nạo phá thai, nhất là khi nạo, phải dùng đến kìm để lấy thai ra, nếu miệng cổ tử cung bị dụng cụ nới rộng làm rách sẽ lỏng lẻo, không đảm bảo cho việc giữ thai khi thai to sẽ gây áp lực lên cổ tử.

Khi có thai, ở thời kỳ đầu do thai chứa trong tử cung chưa lớn, áp lực trong tử cung thấp thì còn giữ được, nhưng thai dần dần phát triển, nước ối nhiều lên, áp lực trong khoang tử cung ngày càng tăng, miệng trong cổ tử cung bị lỏng không chống đỡ được, bọc bào thai trồi vào ống cổ tử cung, làm cho ống cổ tử cung dần dần trương rộng ra và co ngắn lại, đến mức nào đó, màng bào thai vỡ ra và không tránh được tình trạng sẩy thai và đẻ non.

Rau cài rằng lược


Khi tử cung bị nạo quá sâu hoặc bị nạo hút nhiều lần, nội mạc tử cung bị tổn thương và teo lại. Đến khi có thai tiếp sau đó, nội mạc tử cung do đã bị tổn thương và teo lại nên thường không thể lành lặn lại, phải bong ra lớp màng đáy để tiếp nhận phôi bào cấy vào, màng tử cung bong ra phát dục không tốt,  lông tơ ở bên ngoài phôi bào sẽ cấy sâu vào, thậm chí còn xâm phạm tới lớp cơ bên dưới của màng tử cung gây nên bệnh lý rau cài rằng lược.

Rau cài răng lược có thể xử trí là cắt tử cung và mô xung quanh nếu có nhau bám hoặc bảo tồn tử cung. Nếu sản phụ lớn tuổi đủ con, khi đã quyết định cắt tử cung thì bác sĩ thường cắt tử cung nguyên khối (không bóc rau). Đối với sản phụ còn trẻ, chưa đủ con bác sĩ sẽ cố gắng bảo tồn tử cung; nếu bảo tồn tử cung bác sĩ cần phải điều trị hỗ trợ như giảm lượng máu tới tử cung (thắt động mạch tử cung, động mạch hạ vị), cầm máu nơi rau bám, hóa trị hỗ trợ sau mổ nếu không lấy hết mô rau (Methotrexate), nạo  tử cung. Việc mất máu và can thiệp ngoại khoa và buồng tử cung khi phẫu thuật loại bỏ rau sẽ ảnh hưởng tới lần sinh tiếp theo.

Bên cạnh đó, bệnh nhân có thể gặp một số biến chứng nghiêm trọng hoặc bệnh vùng kín sau nạo phá thai. Có nhiều trường hợp không vệ sinh hoặc kiêng cữ cẩn thận dễ bị nhiễm trùng, băng huyết hoặc rong kinh. Trong trường hợp bệnh nhân bị ra máu kéo dài mà không điều trị, cổ tử cung vẫn mở thì nguy cơ viêm sinh dục rất lớn. Hậu quả nặng nề nhất là bị vô sinh sau này.

Một số biến chứng lớn khác sau khi nạo phá thai có thể xảy đến với bệnh nhân:

- Thủng buồng tử cung.

- Băng huyết.

- Rách cổ tử cung khi làm thủ thuật.

- Dính buồng tử cung thường biểu hiện kinh nguyệt ít, hoặc có thế không thấy hành kinh trở lại.

- Sót rau biểu hiện ra máu kéo dài, dễ bị viêm nhiễm.

- Sót thai : sau khi hút thai và phần phụ của thai vẫn còn, vẫn tiếp tục phát triển.

- Viêm nhiễm phần phụ, buồng tử cung do quá trình làm thủ thuật không đảm bảo vô trùng, hoặc vệ sinh sau đó không tốt.

- Rối loạn kinh nguyệt sau khi nạo, hút thai : thường là rong kinh.

- Tắc hai vòi trứng do quá trình viêm nhiễm làm tắc hai vòi trứng ảnh hưởng tới khả năng sinh sản sau này của người phụ nữ sau này.

Nạo phá thai gây ảnh hưởng lớn tới sức khỏe sinh sản của phụ nữ. Không khẳng định rằng nạo phá thai là nguyên nhân trực tiếp gây ra tình trạng hiếm muộn và vô sinh. Trên thực tế thì không ít cặp vợ chồng bị hiếm muộn, vô sinh sau những lần nạo phá thai và nhất là thủ thuật  này được thực hiện ở những nơi không đảm bảo. Nữ giới nên hạn chế việc nạo phá thai để tránh những biến chứng ảnh hưởng tới sức khỏe sinh sản.

Dù phá thai an toàn hay không an toàn người mẹ đều có những nguy cơ mắc các biến chứng trên, do đó:

- Dự phòng tốt nhất là khi không, chưa muốn có bầu, các bạn trẻ nên thực hiện tốt các biện pháp tránh thai: dùng bao cao su, vòng tránh thai, thuốc tránh thai, tính ngày rụng trứng ,…hoặc kết hợp các biện pháp trên.

- Nếu đã nhỡ có thai: nên đến các cơ sở chuyên khoa, có uy tín để được tư vấn bỏ thai, bằng phương pháp phù hợp: dùng thuốc, nạo hay hút thai.

- Khi có các biểu hiện bất thường sau nạo hút thai nên đến cơ sở chuyên khoa để được khám chữa, điều trị sớm và đúng cách.

- Thực hiện vệ sinh tốt vùng kín sau nạo hút thai, kiêng quan hệ tình dục trong thời gian sau nạo hút thai theo tư vấn của bác sĩ.

 

TUỆ ANH (Tổng hợp)

Nguồn: Gia đình Việt Nam