Mẹ bầu lái xe như thế nào mới đảm bảo an toàn?
Mang bầu giai đoạn đầu và cuối không nên lái xe để tránh sảy thai
Khi lái xe, bà bầu dễ có tâm trạng căng thẳng, lo lắng. Sự thay đổi về tâm trạng rất không có lợi cho thai nhi. Vì vậy, trong thời gian mang bầu, hãy cố gắng ít lái xe hoặc tránh lái xe, ngồi xe trong thời gian dài. Nếu nhất định phải lái, cần hết sức cẩn thận và chú ý đến thời gian 3 tháng đầu và cuối của thai nhi. Điều này đặc biệt cần lưu ý khi đi xe máy.
Khi lái xe, bà bầu luôn ngồi thẳng, không được hoạt động sẽ làm cho xương chậu và tử cung bị chèn ép, làm cho máu lưu thông không thuận, có thể gây nguy cơ thai chết trong tử cung. Ngoài ra, lúc lái xe, bà bầu còn dễ có biểu hiện ốm nghén như buồn ngủ, buồn nôn, khó chú ý, kém tập trung, phản ứng cũng trở nên chậm chạp, dễ gây tai nạn. Do vậy trong 3 tháng đầu bà bầu không nên lái xe.
Thời kỳ cuối mang bầu bụng đã rất to, động tác, phản ứng đều không linh hoạt. Lúc này nếu bị tai nạn kể cả nhẹ, thương tổn đều tăng cao so với bình thường. Khi phanh xe, bánh lái dễ va vào làm bị thương bụng bầu, gây chèn ép mạnh, thậm chí làm nhau bong non. Khi thai lớn đến mức độ nhất định sẽ chèn ép thần kinh xương hông, chân bà bầu có lúc sẽ bị chuột rút. Vì vậy, khuyến nghị bà bầu không nên lái xe trước và sau 3 tháng mang bầu.
Thắt dây an toàn đúng cách
Đối với phụ nữ mang thai, dây đai lưng nên vòng xuống bên dưới bụng càng thấp càng tốt, tốt nhất là ngang với vị trí xương hông. Dây đeo chéo cũng không nên ở vị trí giữa ngực mà nên được di chuyển về một bên dọc phần hông của người lái, tránh trường hợp dây có thể băng ngang bụng ảnh hưởng đến thai nhi.
WTO cũng từng khuyến cáo bà bầu nên sử dụng dây an toàn khi lái xe để tránh tổn thương cho bà bầu và thai nhi khi xảy ra tai nạn. Dây an toàn lợi nhiều hơn hại. Thông thường dây an toàn không thể kéo giãn gây thương tổn cho thai nhi, chỉ cần bà bầu không lái xe quá lâu thì không ảnh hưởng gì tới thai nhi. Ngoài ra, dây an toàn chỉ có thể đến bụng phía trên, chứ không đến phần bụng nhô ra phía dưới của bà bầu. Khi thắt, không nên thắt quá chặt.
Hạ ghế ngả về phía sau
Bạn hãy hạ ghế về phía sau miễn là bạn chỉnh gương xe cho phù hợp để vẫn thuận tầm nhìn, chân vẫn với được tới phanh và côn. Bạn có thể mua bộ phanh phụ để đảm bảo tránh tai nạn, an toàn hơn khi điều khiển xe. Nếu có thể "Bà bầu" nên chọn loại xe thấp và khi vào số không nên dùng quá nhiều lực ở phần lưng. Loại xe gia đình nhỏ giúp chúng ta dễ dàng chỉnh sửa ghế ngồi và chỉnh dây đai an toàn. Việc ghế ngả về sau còn có tác dụng giảm đau ở phia sau, giúp phụ nữ mang bầu tự tin và dễ dàng điểu khiển xe.
Đi giày thoải mái
Khi lái xe, bà bầu nhất định đảm bảo phải đi giày thể thao hoặc giày đế bằng thoải mái và lái xe bình ổn. Tránh đi giày cao gót hoặc ngồi quá lâu trên xe dễ gây phù thũng.
Ngoài ra, nếu tiết trời không quá nóng hoặc quá lạnh, có thể tắt điều hòa, mở cửa sổ hứng gió tự nhiên. Nếu nhiệt độ trong xe và bên ngoài chênh lệch quá lớn, bà bầu rất dễ bị cảm. Điều này bà bầu cũng hay bỏ qua.
Trong xe không nên để nước hoa, đồ vật cứng
Rất nhiều bà bầu nhạy cảm với mùi trong giai đoạn mang thai 3 tháng đầu, một số mùi thậm chí làm cho bà bầu buồn nôn, nôn mửa. Trong nước hoa bà bầu hay dùng có hành phần cồn rất nhiều, trong các loại túi/bình thơm đều có lượng nhất định methanol. Loại mùi này rất không tốt cho bà bầu. Vì vậy cố gắng không nên đặt nước hoa hay túi thơm trong xe.
Ngoài ra, nhiều người đặt nhiều đồ vật trên thành trước xe, ví dụ như hộp giấy ăn, nước hoa, chìa khóa…để tiện lấy. Nhưng một khi xảy ra tai nạn, những đồ vật này rất dễ “bay”, gây tổn thương đến bà bầu đang lái xe, đặc biệt là những vật sắc nhọn, cứng. Nếu trong xe có mùi, có thể đặt một quả dứa trong xe để hút mùi.
Tránh lái hoặc ngồi xe mới mua
Ai cũng biết xe mới luôn có mùi khác lạ, ví dụ như formaldehyde, carbon monoxide và các loại khí độc hại khác. Những loại mùi có tính kích thích mạnh này không tốt cho bản thân bà bầu và sự phát triển của thai nhi. Vì vậy, bà bầu không nên ngồi hoặc lái xe mới mua, tốt nhất là không nên ngồi xe có mùi khác lạ. Nếu bất đắc dĩ phải ngồi, nên mở to cửa kính hoặc mở nắp trên trần xe để thông gió.
Trang bị những thông tin cần thiết
Bác sĩ hoặc các chuyên gia có thể tư vấn cho bạn biết phải làm những gì khi xảy ra những tình huống xấu mà trong cuộc hành trình dài hoặc đi du lịch bằng xe hơi gặp phải. Khi bạn đang mang thai, mệt mỏi, ốm nghén và cơ hội làm tăng tỷ lệ sẩy thai trong những tuần đầu có thể đến bất cứ lúc nào khi ngồi trên xe. Ngoài những lưu ý trên phụ nữ mang bầu nên mang theo những tài liệu cần thiết như nhật ký mang thai, thông tin y tế liên quan và các số liên lạc trong những trường hợp khẩn cấp.
TUỆ ANH (Tổng hợp)
Nguồn: Gia đình Việt Nam
- Thực đơn cơm nhà 4 món chưa tới 100.000 đồng, rất thích hợp cho ngày mát trời
- 10 kiểu tóc uốn layer phù hợp với mọi gương mặt chẳng bao giờ lo lỗi mốt
- Bạn trai tung ảnh tình tứ bên H'Hen Niê, vẫn dùng cách quen thuộc để che mặt đối phương
- 4 loại vắc-xin dịch vụ rất cần cho trẻ nhỏ: Cha mẹ nhớ kỹ
- 1Dấu hiệu nhận biết "100%" mẹ bầu mang thai bé trai
- 2Hướng dẫn cách cho trẻ ăn hoa quả theo từng tháng tuổi
- 3Mang thai con đầu lòng thường bao nhiêu tuần thì sinh?
- 4"Chuẩn không cần chỉnh" cách tính sinh trai, gái của cổ học phương Đông
- 511 biểu hiện bất thường ở cơ quan sinh dục bé trai mẹ không được bỏ qua