Mẹ cần ngừng ngay những sai lầm khi chăm sóc trẻ bị cảm cúm
Theo nghiên cứu trẻ nhỏ thường mắc bệnh cảm cúm từ 6 đến 10 lần mỗi năm. Bệnh cảm cúm ở trẻ thường xuất hiện các triệu chứng như nghẹt mũi, sốt cao, chảy nước mũi, ho, đau họng, chán ăn, quấy khóc,...Bệnh nếu không được phát hiện sớm, điều trị và chăm sóc kịp thời, đúng cách dễ gây ra các biến chứng nguy hiểm như viêm phế quản, viêm phổi, viêm họng, tai mũi họng,...
Thế nhưng nhiều bậc cha mẹ vẫn có những hiểu biết không đúng về cảm cúm ở trẻ và thường mắc phải những sai lầm khi chăm sóc trẻ bị cảm cúm khiến cho tình trạng bệnh ngày càng trầm trọng hơn.
Những sai lầm khi chăm sóc trẻ bị cảm cúm
Kết luận bệnh quá sớm
Nhiều cha mẹ khi cảm nhận thấy cơ thể con nóng hơn thường ngày thì vội vàng đo nhiệt độ. Nếu thấy nhiệt độ trẻ trên 37 độ C là các mẹ đã vội vàng cho con sử dụng thuốc hạ sốt hay chườm mát cho bé. Tuy nhiên vị trí đo và thời gian trong ngày khác nhau thì nhiệt độ cơ thể bé cũng thay đổi. Thông thường thân nhiệt trẻ cao hơn người lớn nên nếu thấy trẻ hơn 37 độ C một chút mà không kèm theo dấu hiệu gì thì không đáng lo. Chỉ thực sự khi cơ thể trẻ ở ngưỡng 38,5 độ C mới chứng tỏ trẻ bị sốt và cần hạ sốt càng sớm càng tốt.
Tự ý mua thuốc cho con
Một sai lầm phổ biến hiện nay của các bậc phụ huynh khi thấy con bị sốt là tự ý ra bên ngoài mua thuốc hạ sốt, giảm đau. Việc sử dụng thuốc khi không được chẩn đoán chính xác bệnh dễ phản tác dụng và khiến các bác sĩ khó lòng chuẩn đoán đúng bệnh. Ngoài ra còn có thể làm cho bệnh nặng hơn và gây ra những biến chứng nguy hiểm.
Tự ý mua thuốc khi con bị cảm cúm có thể sẽ gây phản tác dụng và khó chẩn đoán chính xác bệnh
Xem nhẹ bệnh
Nhiều ông bố, bà mẹ lại chủ quan cho rằng những triệu chứng ho, sổ mũi, sốt, hắt hơi, chảy nước mũi hay nghẹt mũi....là những bệnh hàng ngày nên để tự khắc khỏi. Tuy nhiên nếu trẻ bị cảm cúm mà không được chăm sóc đúng cách thì tình trạng bệnh ngày càng trầm trọng hơn. Đến khi bệnh gây ra những biến chứng nguy hiểm mới “tá hỏa” đi tìm giải pháp điều trị. Lúc này thời gian điều trị cảm cúm ở trẻ sẽ kéo dài và khó khăn hơn.
Xem nhẹ các triệu chứng bệnh cảm cúm và cho rằng để trẻ tự khỏi sẽ khiến tình trạng cảm cúm ở trẻ ngày càng nặng và trầm trọng hơn
Kiêng các đồ tanh và thực phẩm chứa nhiều chất béo
Nhiều bậc cha mẹ cho rằng khi bị ngạt mũi, ho, sổ mũi,... thì cần kiêng các đồ tanh như cá, tôm, cua và thực phẩm chứa nhiều chất béo như trứng, sữa. Tuy nhiên điều này không hoàn toàn đúng. Khi trẻ bị cảm cúm cơ thể mệt mỏi và thường chán ăn. Nếu không cung cấp đủ chất dinh dưỡng sẽ khiến trẻ càng mệt mỏi hơn và tạo điều kiện cho vi rút tấn công. Vì thế lúc này cha mẹ cần bổ sung nguồn dưỡng chất dồi dào cần thiết cho bé.
Những lưu ý khi chăm sóc trẻ bị cảm cúm mà mọi cha mẹ cần biết
- Cho trẻ uống nhiều nước lọc hoặc sữa mẹ, sữa công thức hay nước trái cây...để giảm thiểu tình trạng mất nước và giúp thông mũi.
- Sử dụng máy phun sương để tạo độ ẩm ổn định, giúp hạn chế tình trạng nghẹt mũi.
- Dành thời gian bên bé nhiều hơn để bé cảm thấy vui vẻ, thích thú và quên đi cảm giác khó chịu.
- Ngủ và nghỉ ngơi nhiều hơn để nhanh hồi phục sức khỏe.
- Bổ sung đầy đủ các dưỡng chất, nhất là vitamin C để tăng sức đề kháng cho bé.
Trên đây là những sai lầm khi chăm sóc trẻ bị cảm cúm mà các ông bố, bà mẹ cần tránh nếu không muốn tình trạng bệnh của bé nặng hơn. Tốt nhất khi thấy những triệu chứng cảm cúm ở trẻ khi thời tiết giao mùa, bố mẹ cần đưa trẻ đi gặp bác sĩ để được thăm khám và điều trị đúng cách, kịp thời.
Xem thêm:
Mách mẹ bầu cách trị cảm cúm không dùng đến thuốc Tây
Nguyễn Nhàn
Nguồn: Gia đình Việt Nam
- Thực đơn cơm nhà 4 món chưa tới 100.000 đồng, rất thích hợp cho ngày mát trời
- 10 kiểu tóc uốn layer phù hợp với mọi gương mặt chẳng bao giờ lo lỗi mốt
- Bạn trai tung ảnh tình tứ bên H'Hen Niê, vẫn dùng cách quen thuộc để che mặt đối phương
- 4 loại vắc-xin dịch vụ rất cần cho trẻ nhỏ: Cha mẹ nhớ kỹ
- 1Dấu hiệu nhận biết "100%" mẹ bầu mang thai bé trai
- 2Hướng dẫn cách cho trẻ ăn hoa quả theo từng tháng tuổi
- 3Mang thai con đầu lòng thường bao nhiêu tuần thì sinh?
- 4"Chuẩn không cần chỉnh" cách tính sinh trai, gái của cổ học phương Đông
- 511 biểu hiện bất thường ở cơ quan sinh dục bé trai mẹ không được bỏ qua